Bé đeo bám mẹ hoặc cha quá mức phải làm thế nào xử lý

Bé đeo bám mẹ hoặc cha quá mức phải làm thế nào xử lý để giúp bé có thể cân bằng cảm xúc yêu thích cả cha lẫn mẹ. Khi đến một độ tuổi nhất định, trẻ có biểu hiện chỉ yêu thích mẹ hoặc cha, lúc nào cũng đeo bám mọi lúc mọi nơi, làm các mẹ lo lắng không biết trẻ có bị làm sao không. Các mẹ không cần phải quá lo lắng đâu nhé, đó chỉ là một trong những biểu hiện bình thường của trẻ, các bạn có thể tập cho trẻ cách cân bằng cảm xúc để có thể hòa hợp yêu thích mọi người trong nhà. Để giúp các mẹ hiểu hơn về vấn đề này, mời các mẹ tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây của mecuteo.vn nhé.

Các bé 2 tuổi rưỡi có thể thích hay thiên vị bố hoặc mẹ hơn, ví như trẻ chỉ thích ba hoặc mẹ đọc truyện trước giờ đi ngủ. Bạn không nên “tủi thân” hay đặt nặng vì đây là một biểu hiện bình thường và khá phổ biến ở trẻ.

Nguyên nhân đôi khi là do thói quen. Nếu mẹ đưa bé 2 tuổi rưỡi tới lớp mỗi ngày, trẻ sẽ thấy khó chịu và gây phiền phức khi cha đột nhiên làm chuyện đó. Dễ thấy hơn là trẻ có thể “xa lánh” cha hoặc mẹ nếu họ đi vắng dài ngày. Đây cũng có thể là một cách trẻ thể hiện: “Con không thích cha (mẹ) đi vắng như vậy”.

Tuy nhiên, sự thiên vị hay hờn dỗi đó sẽ đến và đi trong khoảng thời gian ngắn. Nếu bạn bị trẻ “làm lơ”, đừng quá buồn phiền. Nếu bạn đang được trẻ thiên vị, hãy thảo luận những hoạt động mà người kia có thể tham gia để bạn có chút thời gian nghỉ ngơi. Duy trì những thói quen và lịch trình sinh hoạt thường ngày. Mọi chuyện sẽ sớm đâu vào đấy.

be deo bam me hoac cha qua muc phai lam the nao xu ly 1

Dù bạn có làm gì đi nữa, cũng không nên cố gắng giành lại tình cảm của trẻ bằng đồ chơi hoặc cho phép trẻ những điều ngoại lệ. Điều này chỉ khiến bạn thiết lập cho trẻ một tiền lệ xấu và khuyến khích những hành vi của trẻ. Bên cạnh đó, thứ mà một đứa bé 2 tuổi rưỡi thực sự muốn là bạn ngay cả khi trẻ tỏ ra không thèm.

Chơi cùng con

Những trò chơi giả tiệc trà, ghép khối hay búp bê đang khiến bạn ngán đến tận cổ? Cảm giác này hoàn toàn dễ hiểu vì trẻ 3 tuổi thường luôn muốn mình đúng, muốn ra lệnh và muốn chơi đi chơi lại mãi một trò.

Không có gì lạ nếu đôi khi bạn khuyến khích trẻ chơi một mình. Điều đó giúp trẻ xây dựng tính độc lập. Cũng có thể tìm kiếm những trò chơi khác để chơi cùng trẻ mà không làm mất đi sự hào hứng của bạn như chơi nấu ăn hoặc làm vườn, hoặc trò chơi ngoài trời, đi bộ…

Bạn cũng có thể để con bắt chước các hoạt động trong khi bạn làm việc, ví dụ cho trẻ một cái bàn riêng hoặc chơi cùng bạn trong bếp.

Hy vọng với thông tin bé đeo bám mẹ hoặc cha quá mức phải làm thế nào xử lý trên đây các mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong cách chăm sóc cho sự phát triển của trẻ mỗi ngày. Chúc các bé luôn khỏe mạnh phát triển toàn diện thể chất cũng như tinh thần và hãy luôn đồng hành ủng hộ cho mecuteo.vn để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe nhé.

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , ,
Scroll to Top