Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em triệu chứng nguyên nhân và cách điều trị chăm sóc

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em triệu chứng nguyên nhân và cách điều trị chăm sóc cần được các mẹ quan tâm tìm hiểu. Vì hiện nay tình trạng trẻ em bị viêm tai giữa tăng lên đáng kể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi trẻ mắc phải bệnh viêm tai giữa cần phải có kế hoạch chăm sóc điều trị hiệu quả đúng cách giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Ngoài ra trong sinh hoạt hàng ngày các mẹ cần cũng phải biết cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa cho trẻ để bảo vệ bé luôn khỏe mạnh phát triển tốt. Hãy cùng mecuteo.vn tham khảo những thông tin dưới đây để biết rõ hơn về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em nhé!

1. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Đây là một trong những bệnh rất thường gặp ở bên trong tai trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi với nhiều hậu quả xấu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, rất khó khắc phục, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng đắn, đóng vai trò quyết định trong tiên lượng bệnh, phòng ngừa biến chứng và các hậu quả lâu dài đối với trẻ.

benh viem tai giua o tre em trieu chung nguyen nhan va cach dieu tri cham soc 1

Nguyên nhân bệnh viêm tai giữa ở trẻ

  • Trẻ nhỏ từ 6-18 tháng tuổi sức đề kháng yếu, dễ bị mắc viêm tai giữa.
  • Khi trẻ nằm bú sữa bình không cẩn thận khiến sữa tràn vào trong tai gây viêm.
  • Do cảm lạnh.
  • Không khí bị ô nhiễm, có khói thuốc lá.
  • Chọc ngoáy vào tai, lặn sâu.
  • Do chất xuất tiết ở mũi họng lan lên tai giữa khiến tai giữa bị viêm nhiễm.
  • Bị tát hoặc sức ép do bom đạn.

Triệu chứng, dấu hiệu biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ

  • Sốt, thường là sốt cao 39-40oC, nhức đầu.
  • Quấy khóc nhiều, hay gây gổ.
  • Bỏ bú, kém ăn, nôn trớ.
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Không phản ứng khi có tiếng động.
  • Đau tai, khó chịu.
  • Khi bệnh nặng sẽ thấy chảy mủ tai còn các triệu chứng phía trên sẽ giảm dần

benh viem tai giua o tre em trieu chung nguyen nhan va cach dieu tri cham soc 2

2. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách

  • Dùng thuốc kháng sinh để hạ sốt, giảm đau kết hợp chống viêm, tiêu mủ và giảm xung huyết màng nhĩ, sát trùng mũi họng như thuốc paracetamol (lưu ý: không được dùng Aspirin).
  • Thuốc nhỏ tai kháng sinh (thuốc sử dụng cho tai thủng – otofa, effexine).
  • Đắp khăn mặt ấm hoặc miếng thấm làm nóng lên lỗ tai và nghỉ ngơi.
  • Đặt ống trong tai khi trẻ nghe không rõ, hoặc trẻ bị viêm tai rất nhiều lần bằng các rạch một đường nhỏ nơi màng nhĩ và đặt một ống nhỏ vào đó. Ống này sẽ tự động rơi ra và màng nhĩ tự lành, trong thời gian này cần tránh để nước vào tai trẻ.
  • Khi màng nhĩ đã thủng cần phải tiến hành làm thuốc tai hàng ngày tại các cơ sở tai mũi họng. Sau đó phải theo dõi tình hình lỗ thủng màng nhĩ.
  • Cách tốt nhất là đừng để mủ hình thành trong tai giữa bằng cách điều trị triệt để các viêm nhiễm có thể gây biến chứng viêm tai như viêm V.A, viêm mũi xoang, viêm amiđan

Cách điều trị viêm tai giữa cho bé

Mủ tồn đọng trong tai giữa muốn giải phóng ra ngoài chỉ có hai con đường: Thứ nhất, làm thông thoáng vòi tai để mủ chảy từ hòm tai ra mũi họng. Thứ hai là phải trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ trong tai giữa. Trong trường hợp viêm tai giữa mủ để lại di chứng thành viêm tai giữa thanh dịch, người ta phải thực hiện thủ thuật đặt một ống thông ở màng nhĩ với mục đích cân bằng áp lực giữa tai giữa và môi trường bên ngoài nhằm bảo đảm cho niêm mạc tai giữa được sống trong môi trường bình thường. Sau ít nhất khoảng 6 tháng, mủ trong tai giữa được hấp thu dần dần đến hết.

Mủ trong tai giữa cần được xử lý kịp thời và đúng cách với mong muốn trả lại chức năng sinh lý cũng như sức nghe bình thường cho trẻ. Nếu mủ tồn đọng trong tai giữa, sức nghe trẻ sẽ giảm, đặc biệt các tần số trầm, trẻ không nói được những âm trầm như u, m, n, ng… khiến trẻ sẽ thành nói ngọng. Nếu mủ viêm tai giữa cấp tự vỡ, lỗ thủng trên màng nhĩ thường nhỏ, ít khi đủ dẫn lưu được mủ trong tai giữa, lúc này cần chỉ định trích rạch rộng thêm lỗ thủng, dẫn lưu mủ trong tai giữa. Những trường hợp này cần điều trị viêm tai giữa một cách triệt để, sau khi sức nghe được phục hồi, trẻ sẽ được huấn luyện nói lại cho trẻ từng âm, từng vần mà trẻ mắc lỗi. Việc điều trị mang tính kiên trì, do đó phải thuyết phục và giải thích để bố mẹ trẻ kết hợp điều trị với bác sĩ mới có hiệu quả.

Điều trị nội khoa đi kèm với các thủ thuật mới có kết quả tuyệt đối. Kháng sinh toàn thân kết hợp giảm viêm, tiêu mủ. Tại chỗ có thể làm thuốc tai trong 5 – 7 ngày, thuốc nhỏ tai kháng sinh (thuốc sử dụng cho tai thủng – otofa, effexine), chống viêm…

Tuy nhiên cách tốt nhất là đừng để mủ hình thành trong tai giữa bằng cách điều trị triệt để các viêm nhiễm có thể gây biến chứng viêm tai như viêm V.A, viêm mũi xoang, viêm amiđan… Nếu đã xác định được là có mủ trong tai giữa cần đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để điều trị.

benh viem tai giua o tre em trieu chung nguyen nhan va cach dieu tri cham soc 3

3. Phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ

  • Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
  • Để trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá hoặc bị ô nhiễm.
  • Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật vì thế không nên cho trẻ cai bú sớm, cho trẻ bú tới khi nào trẻ không bú nữa mới thôi, nếu không có điều kiện thì cần cho trẻ bú mẹ ít nhất là 6 tháng đầu.
  • Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.
  • Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng.
  • Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ , nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.

Những thông tin quan trọng về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em triệu chứng nguyên nhân và cách điều trị chăm sóc đã được nêu rõ trên đây cho các mẹ tiện theo dõi. Nếu phát hiện bé có những triệu chứng trên nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để khám và điều trị. Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc bé yêu khỏe mạnh và đừng quên đồng hành cùng mecuteo.vn để biết thêm thông tin sức khỏe cho cả nhà nhé!

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , , , ,
Scroll to Top