Các bước xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn đốt kịp thời hiệu quả. Mặc dù bạn có bảo vệ chăm sóc trẻ an toàn đến đâu thì trong sinh hoạt của trẻ không thể nào tránh khỏi những lần bị côn trùng cắn đốt. Nếu như muỗi kiến… thì không quá nguy hiểm, nhưng nếu trẻ bị ông, bò cạp… cắn thì thật đáng lo. Vì vậy các mẹ cần trang bị cho mình những kỹ năng xử lý tình huống khi trẻ bị côn trùng cắn đốt để giảm bớt nỗi đau cũng như mức độ nguy hiểm sau này do vết thương gây ra. Để có thể nắm rõ hơn, hãy cùng mecuteo.vn tham khảo các bước xử lý hiệu quả nhất dưới đây nhé!
Dù cho mẹ có chuẩn bị kỹ càng như thế nào thì việc bị côn trùng cắn khi đang chơi ngoài trời cũng là việc không tránh khỏi. Thông thường các trường hợp bị côn trùng cắn chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ như sưng đỏ,ngứa và đau và sẽ tự khỏi sau một vài ngày nhưng cũng có những trường hợp bị nhiễm độc hoặc dị ứng với nọc độc có thể gây nguy hiểm chết người.
Để ngăn ngừa côn trùng cắn và đốt trẻ, mẹ nên cho bé mang giày, mặc áo dài tay và quần dài khi chơi ngoài trời, cho bé mặc quần áo nhạt màu sẽ ít thu hút các loại ong. Nếu bé có ý giúp mẹ làm vườn thì nên cho bé mang găng tay. Bôi thuốc chống muỗi, côn trùng trước khi cho bé ra ngoài chơi.
Mẹ nên chú ý đến chỗ chơi của bé, tránh những chỗ cây cối rậm rạp, có nhiều côn trùng hoặc những chỗ gần tổ ong. Mẹ cũng nên dặn bé không được nghịch dại mà chọc phá tổ ong, mạng nhện hay những côn trùng khác vì rất có thể chúng là những côn trùng mang độc.
Nếu nhà có một khoảng sân vườn và bé thường chơi ở đó, mẹ có thể thuê chuyên gia để loại bỏ các tổ côn trùng, tạo một môi trường an toàn cho bé vui chơi.
Ngoài ra, mẹ có thể trồng các loại cây thảo dược trong vườn vừa có tác dụng như một loại thuốc diệt trừ sâu bọ, côn trùng, rệp…vừa có thể làm giảm các vết sưng tấy do bị côn trùng đốt.
Cách xử trí khi trẻ bị côn trùng cắn
Khi bé bị côn trùng cắn, mẹ có thể làm theo cách dưới đây để giúp bé dễ chịu hơn:
- Đầu tiên, mẹ nên loại bỏ ngòi chích nếu nó vẫn còn bám trong da. Tránh hành động ép nặng bằng tay vì việc này có thể làm nọc độc lan ra và thâm nhập sâu vào cơ thể bé.
- Rửa sạch chỗ bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Sau đó bôi các loại thuốc sát trùng lên vùng da bị đốt.
- Mẹ có thể đắp khăn lạnh lên chỗ bị đốt để giảm sưng và bớt ngứa cho bé.
- Nếu bé thấy ngứa ở vùng da bị đốt, mẹ có thể cho bé uống một liều kháng sinh. Mẹ nhớ dùng loại không gây buồn ngủ nhé!
- Nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện nếu thấy bé có những phản ứng nghiêm trọng hơn như khó thở hay bị suy hô hấp.
Các bước xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn đốt kịp thời hiệu quả trên đây hy vọng sẽ có ích cho các mẹ giúp bé giảm đau khi bị côn trùng cắn nhanh nhất. Ngoài ra các mẹ cần phải chú ý quan tâm đến môi trường sinh hoạt vui chơi của trẻ. đảm bảo an toàn sạch sẽ tránh xa những nơi nguy hiểm có nhiều côn trùng. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ khỏe mạnh và đừng quên đồng hành cùng mecuteo.vn để biết thêm thông tin nhé!