Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra ngoài không mất chất sẽ giúp các chị em chăm sóc con yêu tốt hơn. Hiện nay nhiều chị em phải đi làm sớm, trong khi đó con yêu lại chưa đến tuổi cai sữa, hay bé không thích “ti” mẹ, hoặc mẹ muốn vắt sữa để dành do bé bú không hết, muốn chia sẻ sữa cho các bé gặp phải trường hợp mẹ thiếu sữa. Với những hướng dẫn dưới đây, việc bảo quản sữa mẹ sẽ vô cùng dễ dàng, đảm bảo chất lượng tối ưu. Các chị em hãy tham khảo nhé.
Mẹ cần chuẩn bị gì khi vắt sữa
- Chuẩn bị dụng cụ đựng sữa như cốc, ly, lọ hoặc bình đựng có miệng rộng.
- Rửa dụng cụ đựng sữa bằng xà phòng và nước sạch. Rót nước sôi vào dụng cụ đựng sữa, để trong vài phút rồi đổ đi. Rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.
- Với bầu vú, bạn hãy làm mềm bằng cách lau khăn ấm và mát xa nhẹ nhàng cả hai bên để việc vắt sữa dễ dàng hơn.
- Đứng hoặc ngồi một cách thoải mái như khi cho con bú, đặt bình sữa sát kề vú.
Quy trình vắt sữa mẹ
- Massage nhẹ nhàng đầu vú hoặc đặt một chiếc khăn ấm lên vú để tạo cảm giác dễ chịu giúp sữa về dễ dàng hơn.
- Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay trỏ ở phía dưới, đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C. Đỡ vú bằng các ngón tay khác.
- Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng vào phía thành ngực. Ấn vào rồi thả ra, ấn vào rồi thả ra.
- Ấn xung quanh quầng vú tương tự từ nhiều phía.
- Lưu ý, tránh chà xát hoặc trượt ngón tay trên da. Các ngón tay vắt bằng cách lăn trên da. Tránh ấn vào núm vú. Ấn hoặc kéo núm vú không thể vắt được sữa.
- Vắt một bên tối thiểu 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt cả 2 bên. Có thể sử dụng bơm hút sữa để vắt dễ dàng hơn.
- Bạn hãy cẩn thận vì sữa có thể phun theo nhiều hướng.
- Ngoài cách vắt sữa bằng tay, mẹ cũng có thể sử dụng các dụng cụ bơm hút sữa tiện lợi và dễ dàng hơn.
Số lượng sữa mẹ nên vắt trong 1 lần vắt sữa
- Với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên vắt sữa với số lượng nhỏ mỗi lần (khoảng 100-150ml) là đủ cho bé dùng. Với bé lớn hơn (hoặc do mẹ không có nhiều thời gian để cho bú trực tiếp) thì số lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của bé.
Các phương pháp bảo quản sữa mẹ
Cách bảo quản sữa mẹ trong các dụng cụ dựng sữa
- Sữa mẹ được vắt ra trong những đồ đựng làm từ nhựa cứng hoặc thủy sinh có nắp sạch. Mẹ cũng có thể dùng những chiếc túi nhựa bảo quản sữa mẹ chuyên dụng. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên gia khuyên không nên sử dụng túi nhựa lâu dài vì chúng có thể bị chảy và nhiễm khuẩn dễ hơn các loại đồ đựng cứng.
- Để tăng sự an toàn, mẹ có thể xếp những chiếc túi sữa vào một hộp đựng thực phẩm làm từ nhựa cứng có nắp đậy kín. Bên cạnh đó, một vài chất dinh dưỡng nhất định trong sữa có thể bám vào thành túi nhựa khi được bảo quản dài ngày, dẫn đến bé bị mất những chất dinh dưỡng cần thiết khi bú sữa này.
Cách bảo quản sữa lạnh
- Với ngăn mát tủ lạnh: Sữa mẹ bảo quản được 3-8 ngày ở nhiệt độ 4°C hoặc thấp hơn. Nếu mẹ không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt, nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt.
- Với tủ đông: Sữa mẹ sẽ bảo quản được 6-12 tháng ở nhiệt độ -18 đến -20°C. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác. Khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, mẹ nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá.
- Với sữa mẹ đã rã đông: Bảo quản được trong tủ lạnh tối đa thêm 10 giờ và chú ý không làm đông lạnh lại. Khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng 1/2 – 1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài.
Cách bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng (nhiệt độ thường
- Sữa mẹ sẽ bảo quản được từ 4-6 giờ ở nhiệt độ 19-26°C. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4 giờ, trời nóng là dưới 1 giờ, dưới 20 độ C không nên quá 2 giờ.
- Do sữa mẹ khác nhau từ người mẹ này với người mẹ khác, nhiệt độ phòng cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng phải linh hoạt.
Các lưu ý khi bảo quản sữa mẹ
- Rửa tay trước khi xử lý sữa và lưu trữ. Vệ sinh sạch sẽ mọi dụng cụ lưu trữ để tránh vi khuẩn gây hại.
- Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.
- Thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ bởi vì các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh.
- Giữ máy hút vú sạch sẽ. Rửa sạch các bộ phận trong nước xà phòng nóng và rửa chúng kỹ lưỡng trước khi khử trùng.
- Không được lưu trữ sữa mẹ trong các khay đá.
- Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa.
- Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.
Hạn sử dụng sữa mẹ sau khi vắt
- Sau khi vắt có thể bảo quản sữa mẹ trong 72 giờ nhiệt độ mát tủ lạnh, và 1 tháng trong ngăn đá.
- Nếu bảo quản sữa mẹ trong tủ đông có thể để được 3 tháng (lúc này sữa mẹ có thể mất lượng kháng thể cần thiết nhưng giá trị dinh dưỡng vẫn còn). Để an toàn, nhớ ghi rõ ngày vắt sữa ngoài bình đựng để kiểm soát hạn dùng.
- Nên bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ như sau:
- Đến 4 giờ ở 27 độ C.
- Đến 10 giờ ở 21 độ C.
- Đến 24 giờ ở 16 độ C.
- Đến 5 ngày ở 4 độ C.
Cách rã đông và sử dụng sữa mẹ
- Cho bé uống sữa ngay sau khi rã đông. Trước khi cho bé uống, nên ngâm bình sữa trong nước ấm để tăng nhiệt độ sữa bằng nhiệt độ cơ thể. Nếu bé uống không hết thì bỏ đi, không cho bé sử dụng lại. Đừng bao giờ rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì việc này sẽ khiến vi khuẩn tăng lên trong sữa.
- Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để rã đông sữa vì sóng của thiết bị này có thể làm mất một số hoạt tính có lợi của sữa, đồng thời việc làm nóng không đều của lò vi ba có thể khiến con bạn bị bỏng.
- Chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Do đó, khi làm ấm sữa, bạn nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo này.
- Nên cho trẻ ăn bằng cốc và thìa.
- Một số mẹ có hàm lượng lipase (một loại men tiêu hóa chất béo) trong sữa cao, khi rã đông sẽ khiến sữa có mùi vị của xà phòng, nhiều bé không muốn uống. Trong trường hợp này, bạn có thể đun nhẹ sữa ở 80 đến 82 độ C để làm mất lipase. Sau đó làm lạnh nhanh và bảo quản sữa lại trong tủ lạnh.
- Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng bên dưới, sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng, mẹ nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm.
Trên đây là toàn bộ cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra ngoài không mất chất, các chị em nên đọc thật kỹ để luôn đảm bảo chất lượng sữa cho con bú dù bạn không ở bên con thường xuyên. Mặc dù bú sữa mẹ trực tiếp vẫn là lựa chọn tốt nhất, nhưng trong trường hợp cần thiết, các chị em vẫn nên bảo quản sữa mẹ. mecuteo.vn chúc các chị em chăm sóc on yêu tốt nhất.