Cách chăm sóc bà bầu giải tỏa những lo lắng thái quá về thai kỳ

Khi mang thai, đặc biệt là mang thai lần đầu, mẹ bầu có hàng tá những lo lắng, thắc mắc. Những suy nghĩ này gây nên sự phiền muộn, thậm chí dẫn đến stress khi mang thai, không tốt cho sức khỏe cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Các mẹ bầu hãy để ý đến cách chăm sóc bà bầu giải tỏa những lo lắng thái quá về thai kỳ của mecuteo.vn chúng tôi để giải tỏa những điều trong lòng, đem đến cho bản thân một thai kỳ vui khỏe nhé.

Tâm lý của mẹ bầu ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ

Cảm giác lo lắng thái quá tác động tiêu cực đến thể chất, tinh thần cũng như cảm xúc của phụ nữ mang thai.

Với thái độ tích cực, bà bầu mới có thể tập trung tốt vào việc ăn uống, ngủ nghỉ và vận động điều độ. Hơn nữa, bạn cũng rất cần thời gian để quan tâm đến những thay đổi diệu kỳ của cơ thể và gắn kết sợi dây tình cảm với bé con trong bụng.

Để nuôi dưỡng thái độ tích cực trong thai kỳ, bà bầu không chỉ nên “vùi đầu” vào chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện. Đó còn là cả một quá trình vun đắp tình cảm vợ chồng, quan hệ với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, ngay cả với bác sĩ để có thể được hỗ trợ và chia sẻ đúng lúc.

Nói lời tạm biệt với các thói quen xấu để có thai kỳ khỏe mạnh

  • Ý nghĩ tiêu cực: Tôi đã có thai rồi, vì vậy đã quá muộn để thay đổi vài thói quen cũ không lành mạnh.
  • Tích cực: Chẳng bao giờ là quá muộn để chuẩn bị những điều tốt nhất cho thai nhi cả! Nghiên cứu tiến hành tại Kaiser Permanente, Bắc California, cho thấy sau khi được điều trị chứng nghiện thuốc lá trong thai kỳ, mẹ bầu vẫn sinh con an toàn và khỏe mạnh như các mẹ bình thường khác. Bỏ hút thuốc, bỏ uống rượu bất cứ khi nào cũng đều tốt cả, không phân biệt sớm hay muộn, càng dứt điểm nhanh càng tốt.

Tìm kiếm cho bản thân người bạn đồng hành trong giai đoạn bầu bí

  • Ý nghĩ tiêu cực: Tôi không muốn chuyện mình mang thai làm phiền nhiều người.
  • Tích cực: Anh xã, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, các y tá bác sĩ sẽ là nguồn lực giúp đỡ và hỗ trợ tôi vượt qua thai kỳ một cách an toàn và suôn sẻ. Mang thai, sinh nở và làm mẹ sẽ dễ hơn biết bao nhiêu nếu đằng sau luôn có những người sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ. Đừng ngại tham gia các lớp học tiền sản, cộng đồng mẹ và bé để kiếm thêm những “đồng minh” trong 9 tháng mang thai dài đằng đẵng.

cach cham soc ba bau giai toa nhung lo lang thai qua ve thai ky 1

Tự tin bản thân có thể trở thành cha mẹ tốt

  • Ý nghĩ tiêu cực: Ba mẹ tôi không khá giỏi trong việc giáo dục con cái, và có lẽ tôi cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
  • Tích cực: Tôi sẽ trở thành bậc phụ huynh tốt nhất của con mình. Nếu đang cảm thấy mất bình tĩnh và lo lắng về việc trở thành cha mẹ như thế nào, thư giãn thôi. Đây là điều hết sức bình thường với những ai lần đầu làm cha mẹ. Dành thời gian đọc thêm những cuốn sách hay về bà bầu, mang thai, nuôi dạy con, để trang bị thêm kiến thức. Các bà mẹ tiền bối, bác sĩ hay chuyên gia tâm lý cũng có thể cho bà bầu thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm bổ ích.

Học cách tiêu tiền khôn ngoan

  • Ý nghĩ tiêu cực: Làm thế nào tôi có thể đủ sức trang trải cho chi phí sinh nở và nuôi con?
  • Tích cực: Chẳng có gì là không thể, lên kế hoạch chi tiêu thông minh sẽ giúp mọi việc đâu vào đấy.
    Chẳng có gì xấu hổ khi bạn hỏi xin người quen hoặc mua quần áo, đồ dùng cũ cho bé cả. Nếu nhà bạn không đủ điều kiện để cho bé dùng quá nhiều bỉm, để bé mặc tã trong ngày và dùng 1 chiếc bỉm vào ban đêm. Luôn có cách để giảm thiểu chi phí miễn là bạn lên kế hoạch thông minh và chi tiết. Bạn cũng nên tìm hiểu về các loại bảo hiểm cho mẹ và bé để trang bị trước cho tương lai.

Chăm sóc sức khỏe bà bầu đúng hướng dẫn của bác sĩ

  • Ý nghĩ tiêu cực: Tôi lo sợ trọng lượng và sức khỏe của mình không đảm bảo đủ tốt cho thai kỳ khỏe mạnh.
  • Tích cực: Với sự giúp đỡ của bác sĩ, tôi sẽ quản lý sức khỏe đủ tốt để đảm bảo 9 tháng mang thai suôn sẻ. Nếu đang thừa cân, ít vận động do thể chất yếu hoặc mắc bệnh tiểu đường hay tuyến giáp trước đó, bà bầu nên nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ. Bất cứ khi nào phát hiện dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, cũng không nên chần chờ gì, mà ngay lập tức nhờ đến sự viện trợ từ bác sĩ. Có như vậy, bạn mới phòng tránh được những rủi ro và nguy cơ không tốt có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Tự tin bản thân sẽ mang thai và sinh nở an toàn

  • Ý nghĩ tiêu cực: Tôi chỉ quan tâm đến những điều có thể gây hại đến bé con trong bụng.
  • Tích cực: Tôi sẽ trải qua 9 tháng mang thai suôn sẻ và sinh ra bé con khỏe mạnh. Biến chứng trong thai kỳ, dị tật bẩm sinh luôn là cơn ác mộng của bà bầu. Tuy nhiên, thực tế, những tình trạng này lại tương đối hiếm, đặc biệt khi bạn ăn uống đúng cách, tập thể dục điều độ và nạp thêm nhiều các loại vitamin bổ sung trước và trong khi mang thai. Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu là quan trọng nhất, vượt qua cửa ải này, 90% bà bầu sẽ sinh con an toàn và khỏe mạnh. 10% khác thông thường bị ảnh hưởng bởi huyết áp và tiểu đường, 2 yếu tố bạn có thể điều chỉnh trong tầm tay. Về dị tật bẩm sinh, tỷ lệ là 1/33, trong đó có thể chữa khỏi hoặc không cần phải bận tâm.

Những lo lắng thái quá trong thai kỳ sẽ được giải tỏa tốt khi mẹ bầu áp dụng cách chăm sóc bà bầu giải tỏa những lo lắng thái quá về thai kỳ đó. Để bản thân luôn vui khỏe, giúp bé yêu phát triển toàn diện từ trong bụng và sinh ra khỏe mạnh hoàn toàn, yếu tố tâm lý của mẹ bầu rất quan trọng. Mẹ bầu hãy chú ý bài viết trên đây của mecuteo.vn nhé.

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , , , , ,
Scroll to Top