Cách chăm sóc bé bị nổi mề đay mẩn đỏ trên mặt không sốt

Cách chăm sóc bé bị nổi mề đay mẩn đỏ trên mặt không sốt như thế nào là câu hỏi của rất nhiều các mẹ khi phát hiện bé yêu của mình nổi nhiều nốt mẩn đỏ trên mặt. Các mẹ hãy giữ bình tĩnh đây là biểu hiện của bé bị chàm sữa ngoài da. Chàm sữa do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng vẫn chưa xác định rõ. Các bậc phụ huynh hãy cùng mecuteo.vn tham khảo những thông tin dưới đây về hiện tượng bé bị nổi đỏ ở mặt để có thêm kinh chăm sóc cho bé khi gặp trường hợp này nhé!

1. Bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt phải làm sao?

Hỏi:

Con gái tôi 6 tháng tuổi, 1 tuần nay bé bị nổi nhiều nốt đỏ hai bên má khiến bé khó chịu hay quấy khóc, bé không sốt, không có biểu hiện gì khác.

Chị bạn tôi bảo bé bị chàm sữa, xin hỏi bác sỹ bé bị chàm sữa hay bệnh gì, nên chữa trị như thế nào? (Kim Anh – TP.HCM)

Trả lời của bác sỹ chuyên khoa

Chàm sữa, hay còn gọi là lác sữa, là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ có liên quan đến tiền căn cá nhân, gia đình bị dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng, cha mẹ có người bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn, nổi mề đay… Ngoài ra còn liên quan đến yếu tố gây dị ứng: mạt nhà, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi, lông chó, lông mèo, thức ăn sữa, trứng…

Chàm sữa hay gặp ở trẻ em trong độ tuổi bú mẹ, khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, ít gặp ở chi và thân mình. Trường hợp của con bạn rất có thể là bị chàm sữa.

Biểu hiện của bệnh là những mẩn đỏ, sau trở thành mụn nước nhỏ li ti, rịn nước, da khô, đóng mài và tróc vảy. Làm cho bé ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không yên giấc hay quấy khóc.

Bệnh dễ nhiễm trùng nếu bé cào gãi nhiều hay cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm các mụn nước vỡ ra, chảy máu. Vì vậy, mẹ nên chú ý cắt ngắn móng tay và cho bé đeo bao tay thường xuyên.

Bệnh sẽ giảm dần và khỏi hoàn toàn sau 3 tuổi. Nếu sau 3 tuổi bệnh vẫn còn kéo dài, hay tái phát có thể sẽ tiến triển thành chàm thể tạng.

be bi noi man do o mat phai lam sao 1

2. Cách điều trị bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ tổn thương của mỗi bé, nhẹ có thể dùng thuốc chống dị ứng và chăm sóc vết chàm thật tốt (dùng sữa Cetaphil để tắm cho bé và lau rửa vết chàm ngày 2 lần).

Hạn chế tắm bé bằng xà phòng có chất tẩy rửa cao, nặng hơn phải kết hợp dùng kem có chứa corticosteroid (nhưng phải có chỉ định của bác sĩ), tuyệt đối không tự ý dùng thuốc theo mách bảo vì có thể làm bé nặng hơn.

Chế độ ăn của bé cần kiêng các thực phẩm, hải sản mà bé hay dị ứng. Nếu bé còn bú mẹ, bạn cũng phải kiêng ăn trứng, cá biển, nội tạng động vật, trứng vịt lộn… đồng thời tránh các tác nhân gây dị ứng trên.

Sau khi đọc qua những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã biết cách khi bé bị nổi ban mề đay mẩn đỏ mụn nhọt ở mặt sau khi sốt phải làm sao rồi phải không nào. Khi chăm sóc trẻ bị nổi mẩn đỏ hai bên má ở mặt các mẹ phải hết sức cẩn thận rất dễ gây nhiễm trùng da của bé. Chúc bé yêu của bạn luôn phát triển khỏe mạnh. Hãy luôn đồng hành và ủng hộ mecuteo.vn để biết thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích nhé!

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , , , , ,
Scroll to Top