Chế độ ăn uống cho trẻ suy dinh dưỡng tại nhà với dấu hiệu nhận biết chính xác

Chế độ ăn uống cho trẻ suy dinh dưỡng tại nhà với dấu hiệu nhận biết chính xác chính là chủ đề chính quan trọng mà chúng tôi sẽ cung cấp trong loạt bài viết chia sẻ thông tin kiến thức nuôi dạy con khỏe mạnh kì này. Chắc hẳn bất cứ người cha người mẹ nào cũng đều mong muốn có thể mang tới những điều kiện chăm sóc tốt nhất cho con, tuy nhiên không phải ai cũng có thể lường trước những điều không may mắn xảy đến với con mình và đôi khi chính sự thiếu hiểu biết trong cách chăm con của một số bậc phụ huynh đã vô tình khiến con mình dễ rơi vao tình trạng thiếu cân thiếu chất gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển về mọi mặt của con sau này. Hiện nay, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ chính là tình trạng đáng báo động ở nước ta, thế nên bố mẹ cần lưu ý nhiều hơn, tìm hiểu nhiều hơn về cách nuôi dạy con. Và nếu con mình bị chứng suy dinh dưỡng thì liệu đâu là một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đâu mới là dấu hiệu nhận biết kịp thời nhất?

Hãy cùng Mecuteo.vn tham khảo về chế độ ăn uống cho trẻ suy dinh dưỡng tại nhà với dấu hiệu nhận biết chính xác bên dưới đây nhé!

Một chế độ ăn uống cho trẻ suy dinh dưỡng như thế nào là hợp lý?

Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển.

Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng tại nhà rất quan trọng. Với thể vừa và nhẹ (độ I và độ II) có thể điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc.

Chế độ ăn

  • Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm. Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).
  • Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.
  • Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzym (men tiêu hóa) trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn.

Cụ thể là: Có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ, tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.

  • Những loại thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng: Gạo, khoai tây. Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng. Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Dầu, mỡ. Các loại rau xanh và quả chín.

che do an uong cho tre suy dinh duong tai nha voi dau hieu nhan biet chinh xac 1

  • Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số vitamin và muối khoáng như các loại Vitamin tổng hợp, chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu, Men tiêu hóa (dùng theo chỉ định của thầy thuốc).

Chăm sóc

Trẻ phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ. Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng.

Các dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng

  • Theo Tạp chí Tiếp thị và Gia đình, con bạn có thể đã bị suy dinh dưỡng nếu chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân. Trẻ suy dinh dưỡng thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt.
  • Các dấu hiệu thường gặp khác ở trẻ suy dinh dưỡng là buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.
  • Để xác định trẻ có suy dinh dưỡng hay không, ngoài việc quan sát các dấu hiệu trên, cha mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình.

che do an uong cho tre suy dinh duong tai nha voi dau hieu nhan biet chinh xac 2

  • Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi. Khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3 kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2 kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20 kg. Nếu ở vùng xa không có cân, có thể đo vòng cánh tay trẻ 1-5 tuổi. Trẻ bình thường 14-15 cm; nếu dưới 13 cm là suy dinh dưỡng.
  • Cách thứ hai là dựa vào chiều cao theo tuổi. Khi mới sinh trẻ dài 50 cm, 6 tháng dài 65 cm, 12 tháng: 75 cm, 2 tuổi: 85 cm, 3 tuổi: 95 cm, 4 tuổi: 100 cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5 cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120 cm.
  • Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các em bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật; nhất là những trẻ không được bú sữa mẹ, sinh nhẹ cân hoặc sinh đa thai.
  • Những cháu ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn (như sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp) cũng dễ bị suy dinh dưỡng.

Chế độ ăn uống cho trẻ suy dinh dưỡng tại nhà với dấu hiệu nhận biết chính xác là nội dung tổng hợp thật quan trọng mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, hi vọng rằng sẽ phần nào giúp cho các bà mẹ trẻ có định hướng tham khảo thật chuẩn xác, khoa học và rõ ràng trong việc chăm sóc nuôi dạy con vào giai đoạn đầu đời. Suy dinh dưỡng là tình trạng đáng báo động và đặc biệt xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ, thế nên người mẹ cần có kế hoạch cân bằng và bổ sung các chất cần thiết và phù hợp cho sự phát triển của con trẻ, đảm bảo bền vững nhất cho quá trình khôn lớn của con về mọi mặt. Chúc mẹ nuôi chon khỏe-dạy con ngoan. Đừng quên đồng hành và ủng hộ Mecuteo nhé!

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , ,
Scroll to Top