Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị béo phì giảm cân hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị béo phì giảm cân hiệu quả sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn. Béo phì có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ, gây nên những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu hãy tham khảo bài viết dưới đây của mecuteo.vn để có thể chăm sóc bản thân tốt, giữ mức cân nặng ổn định và có thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh nhé.

Béo phì ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe thai kỳ

Mẹ bầu bị béo phì có nguy cơ sẩy thai cao, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường và tiền sản giật nhiều gấp đôi các phụ nữ khác. Mẹ bầu béo phì cũng thường được chỉ định mổ đẻ, việc này làm tăng nguy cơ mất máu và nhiễm trùng.

Những khuyến cáo về việc tăng giảm cân cho bà bầu bị béo phì

Viện Y học Hoa Kì đã đưa ra lời khuyên cho các bà bầu bị béo phì rằng họ chỉ được lên tối đa 5 kg khi mang thai. Một nghiên cứu khác mang tên “Vì những bà mẹ khỏe mạnh” lại khuyến cáo các bà bầu mắc chứng béo phì không nên tăng cân. Các chuyên gia cho biết, những phụ nữ béo phì cần có một lối sống tích cực để đảm bảo cho sức khỏe của mình và đứa bé trong bụng.

che do dinh duong cho ba bau bi beo phi giam can hieu qua 1

Nhiều chuyên gia cho rằng, phụ nữ chỉ cần thêm 300 – 400 calo/ngày nếu họ mang bầu. Số cân tăng lên của các mẹ bầu là do sự phát triển của tử cung, ngực, bào thai, nhau thai và nước ối… Thế nên một số phụ nữ béo phì đã không tăng cân trong khi mang thai và họ vẫn sinh con khỏe mạnh.

Tỉ lệ phụ nữ béo phì đang gia tăng nên các chuyên gia khuyên, họ cần tỉnh táo hơn trong việc kiểm soát khối lượng cơ thể khi mang thai. Việc bà mẹ mang thai bị béo phì sẽ khiến đứa trẻ trong bụng không phát triển khỏe mạnh và khi sinh ra chúng cũng có xu hướng dễ mắc bệnh này. Kiểm soát tăng cân trong thời kỳ mang thai có thể là cơ hội cho bà bầu hạn chế khả năng béo phì cho bản thân và cho chính con mình.

Những bí quyết giúp giữ cân nặng đúng chuẩn trong thai kỳ

  • Một bà bầu cộng với việc bị béo phì thì trông bạn thực sự “đồ sộ” đấy. Lời khuyên duy nhất dành cho bạn lúc này là bạn cần cân bằng giữa ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn.
  • Làm phong phú khẩu phần ăn hàng ngày bằng những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn vặt.
  • Không nên ăn những hải sản có nguy cơ chứa thủy ngân, các nhà khoa học khuyến cáo thai phụ không ăn quá 340 g cá/tuần.
  • Mẹ bầu cũng cần từ bỏ uống rượu trong thai kỳ có thể gây ra những ảnh hưởng về thể chất, gây dị tật và rối loạn cảm xúc của trẻ.
  • Đặc biệt tuyệt đối hạn chế các thức uống có cà phê. Uống quá 4 cốc/ngày bạn sẽ bị sảy thai, khó sinh và sinh non.
  • Thay thế các đồ uống này bằng những thức uống bổ dưỡng như sữa không kem, nước ép hoa quả, nước chanh…
  • Mẹ bầu cần hấp thu vitamin và khoáng chất tổng hợp.

che do dinh duong cho ba bau bi beo phi giam can hieu qua 2

  • Mẹ bầu không nên ăn kiêng để có đủ dưỡng chất cho thai nhi.
  • Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống, tập luyện giúp tăng cân đều đặn để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Nên ăn những bữa ăn nhỏ để cơ thể luôn có đủ dưỡng chất, các loại thực phẩm được tiêu hóa tốt.
  • Giữ bản thân luôn thoải mái để có sức khỏe thai kỳ tốt nhất.
  • Bạn nên có một quyển nhật ký cân nặng và dinh dưỡng khi mang thai để theo dõi sức khỏe của mình cũng như sự phát triển của thai nhi để có thể điều chỉnh hợp lý.

Bị béo phì khi mang thai mẹ bầu cần có chế độ ăn như thế nào

  • Bạn nên ăn những thức ăn giàu vitamin và khoáng chất như hoa quả, rau củ, ngũ cốc, thịt nạc và những sản phẩm ít chất béo.
  • Cung cấp đủ axit folic và sắt cho cơ thể phát triển khỏe mạnh.
  • Lượng calo cho một phụ nữ béo phì khi mang thai nạp vào cơ thể không được vượt quá 2000 calo/ngày.
  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ và không bỏ bữa.
  • Không nên ăn các thực phẩm giàu chất béo, những đồ uống hay thức ăn chứa đường và caffeine, không uống rượu, bia, đồ uống có cồn, không hút thuốc…
  • Hạn chế tối đa quà vặt chứa nhiều đường, mỡ hư khoai tây chiên, snack… Không ăn thức ăn quá ngọt vì sẽ làm đường huyết tăng cao.
  • Các bà bầu béo phì có thể sử dụng đường ăn kiêng thay cho đường ăn thông thường (đường ăn kiêng chứa rất ít calo nên không làm tăng lượng đường trong máu).
  • Ăn uống khoa học, kiểm soát cân nặng kết hợp với vận động thường xuyên (đi bộ, tập thể dục… ) để đốt cháy lượng calo trong cơ thể. Điều đặc biệt quan trọng là mẹ bầu cần thường xuyên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và được tư vấn về chế độ ăn uống một cách hợp lý nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị béo phì giảm cân hiệu quả trên đây sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ bầu có cân nặng phù hợp và giúp ích cho thai nhi phát triển tốt, phòng ngừa các vấn đề thai kỳ như tiểu đường, tiền sản giật… Các mẹ bầu hãy tham khảo bài viết trên đây của mecuteo.vn để có thể chăm sóc bản thân thật tốt nhé.

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , , , , ,
Scroll to Top