Cho trẻ sơ sinh bú bình như thế nào đúng cách không bị sặc sữa

Cho trẻ sơ sinh bú bình như thế nào đúng cách không bị sặc sữa giúp cha mẹ yên tâm hơn khi chăm sóc sức khỏe cho bé mỗi ngày. Cha mẹ nào hầu như cũng cho con bú bình để tăng thêm dưỡng chất từ bên ngoài giúp ích cho sự phát triển của bé nhưng có nhiều bé khi bú bình hay bị sặc, quấy khóc, không chịu bú,…..đó là do cha mẹ chưa cho bé bú sữa bình đúng cách. Để giúp các bậc cha mẹ chăm sóc bé yêu nhà mình một cách tốt hơn đảm bảo an toàn khi uống sữa bình mecuteo.vn sẽ chia sẻ với các mẹ thông tin trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.

Tránh đặt bé nằm duỗi

Hãy luôn giữ bé ở tư thế thẳng lưng, tư thế thoải mái nhất có thể là ẵm bé ở cánh tay. Tư thế này khiến bé thoải mái và đồng thời cũng giúp bạn dễ quan sát khi bé có dấu hiệu ọc sữa.

huong dan cho tre so sinh bu binh khong bi sac sua dung cach 1

Tránh cầm ngang bình sữa

Cầm nghiêng bình sữa để sữa chảy vào núm vú và không khí không lọt vào núm vú. Không khí lọt vào bình có thể làm cho bé bị đau bụng.

Không để lỗ núm vú quá to

Lỗ núm vú quá to sẽ làm cho sữa chảy ra quá nhanh và có thể làm bé bị sặc sữa. Do đó bạn cần kiểm tra cần thận lỗ núm vú vừa phải để sữa có thể chảy ra thành giọt phù hợp cho bé.

Không sử dụng vật dụng kê đỡ bình sữa khi bú

Kê đỡ bình bằng bất kì vật dụng gì, chẳng hạn gối, để cho trẻ bú rất nguy hiểm có thể gây sặc sữa, nhiễm trùng tai hoặc gây sâu răng. Vì vậy bạn luôn phải đảm bảo bạn hoặc người thân bế bé trong tay khi cho bé bú.

Tránh di chuyển bé quá nhiều

Khi cho bé bú nhiều trường hợp bé không chịu bú và bạn phải ẵm bé qua lại. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em cho rằng để cho bé có một bữa ăn ngon miệng thì không nên di chuyển bé quá nhiều, làm bé ợ hơi thường xuyên hoặc đổi tư thế liên tục khi không cần thiết. Bạn nên hạn chế tối đa việc di chuyển khi cho bé bú.

Đừng ép bé phải bú hết bình

Trẻ sơ sinh có những cách khác nhau để thông báo là bé đã no. Một số bé ngậm chặt miệng lại hoặc quay đi hoặc không chịu ngậm núm vú, v…v…Hãy học cách đọc những tín hiệu này từ bé và thôi không ép bé tiếp tục bú. Đừng nên ép bé phải uống hết bình sữa khi bé đã no.

Không nên cho bé bú khi bé đang ngủ

Việc cho trẻ bú khi đang ngủ bằng cách kê bình sữa ở gối kê có thể làm cho bé bị nghẹn, nhiễm trùng tay hoặc sau răng. Hãy nên cho bé bú khi bé đang thức.

Cho trẻ bú không phải là công việc khó, bạn sẽ quen dần với các thao tác bằng cách hiểu được ngôn ngữ cơ thể của bé. Hy vọng những điều lưu ý trên sẽ giúp bạn không mắc phải những lỗi cơ bản trong việc chăm con.

Hy vọng với thông tin cho trẻ sơ sinh bú bình như thế nào đúng cách không bị sặc sữa trên đây các bậc cha mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin kiến thức chăm sóc sức khỏe của bé yêu giúp bé luôn khỏe mạnh phát triển toàn diện mỗi ngày. Chúc các bé luôn khỏe mạnh ăn ngoan ngủ ngoan lớn khôn mỗi ngày và hãy luôn đồng hành ủng hộ cho mecuteo.vn để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe nhé.

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , , ,
Scroll to Top