Đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh và những vấn đề thường gặp các mẹ cần lưu ý

Đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh và những vấn đề thường gặp các mẹ cần lưu ý. Nếu trẻ có một hệ tiêu hóa tốt thì sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng do sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên thường mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa. Vậy những vấn đề thường gặp nào của đường tiêu hóa ở trẻ em mà mẹ cần lưu ý? Hãy cùng mecuteo.vn tham khảo những thông tin dưới đây để có thêm kiến thức sự hiểu biết chăm sóc con cái tốt nhất nhé!

Tiểu tiện

Khi vừa chào đời, bé sẽ cần một vài ngày để có thể bắt đầu hoạt động này một cách hệ thống. Nếu bé bú mẹ, điều này còn tùy thuộc vào thời điểm nguồn sữa của bạn đã sẵn sàng “căng tròn” cho bé măm măm (tầm 2 đến 5 ngày). Khi đó một ngày bé sẽ cần thừ 8 đến 10 cái bỉm. Khi bạn còn ở trong bệnh viên thì nhân viên y tế sẽ giúp bạn theo dõi tần suất tiểu tiện của bé, nhưng khi về nhà, trong 2-3 ngày, số lượng bỉm thay cho bé sẽ là hoặc hơn rồi dần dần bé cần nhiều bỉm hơn. Nếu lượng nước tiểu của bé không tăng lên, bạn cần cho bé đi khám gấp.

duong tieu hoa cua tre so sinh va nhung van de thuong gap cac me can luu y 1

Với một số loại bỉm dùng 1 lần siêu thấm hút hiện nay, bạn sẽ khó có thể cảm nhận được độ ẩm ướt của bỉm khi sờ tay vào. Tốt nhất, bạn nên khám phá trước cấu trúc lớp bên trong của bỉm khi chúng còn khô để có thể cảm nhận được sự khác biệt của các lớp này khi nó ướt. Khi bé tè, các hạt hay chất thấm hút bên trong tã sẽ có nhiệm vụ hút sạch lượng nước bé thải ra và giữ chúng lại, không cho thấm ngược vào da bé.
Nếu vẫn chưa an tâm, bạn có thể kéo vùng bỉm 2 bên đùi bé lên rồi dùng mũi mình ngửi thử xem có mùi nước tiểu hay không. Khi thay tã cho bé mà bạn vẫn chưa biết được bé đã đi tiểu hay chưa, mặc lại cái bỉm cũ và đợi thêm một giờ nữa hay hơn rồi sau đó mở ra kiểm tra lại.

Đại tiện

Những bé bú mẹ thường đi đại tiện khá lắt nhắt, lỏng và phân thường có màu vàng xanh. Tuy nhiên sau tuần đầu tiên, mọi việc sẽ đâu vào đấy. Ngay sau khi sinh, trẻ sẽ ị ngay và phân lúc này sẽ có màu đen gọi là phân su. Điều này rất quan trọng và thường diễn ra ở bệnh viện nên bạn có thể sẽ không biết đến việc này.

Khi được bú mẹ hay bú sữa công thức, hệ tiêu hóa của bé sẽ làm quen với những người bạn mới và lúc này phân sẽ có màu nâu và sệt lại. Trẻ bú sữa công thức sẽ tiếp tục đại tiện giống như vậy (có thể thay đổi chút ít về hình dạng và màu sắc). Còn những bé bú mẹ, phân sẽ lỏng hơn, màu vàng và lợn cợn. .

Với đa số các bé bú sữa công thức, nhu động ruột của bé sẽ làm việc trong hoặc sau khi bé bú. Trong số những trường hợp, bé có thể ít đại tiện hơn, vài ngày mới đi một lần. Tình huống này sẽ làm cho ông bà và những ai mới làm cha mẹ sẽ rất lo lắng, hoảng sợ. Bởi tình trạng này kéo dài, bé đi ị sẽ phải rặn, đau đớn và có nguy cơ cao dẫn đến bệnh táo bón.

duong tieu hoa cua tre so sinh va nhung van de thuong gap cac me can luu y 2

Nôn trớ, ói mửa

Miệng là một cửa ngỏ khác mà bé có thể đưa dịch lỏng trong cơ thể mình ra ngoài. Thực tế có những trẻ nôn trớ, ói mửa từ 10 đến 12 lần một ngày. Có khi bé làm một trận thật hoành tráng, đôi khi chỉ là một ít vương ở khóe miệng. Tuy nhiên, mức độ ít nhiều, nặng nhẹ cũng sẽ làm cho các bà mẹ bối rối, có khi là mệt mỏi, bực bội. Một mẹ trẻ đã chia sẻ rằng cô thấy khá là mệt mỏi khi phải đi ra ngoài với cô công chúa nhỏ của mình vì cô ấy không biết mình sẽ nên thay đồ trước rồi bé sẽ ói lên người cô hay mặc đồ cho bé trước rồi phải thay đồ cho bé vì bé đã ói trong khi cô thay đồ.

Theo nghiên cứu thì nguyên nhân phổ biến nhất cho nỗi phiền toái này ở trẻ là do hệ tiêu hóa của bé chưa trưởng thành, phần nối giữa dạ dày và thực quản. Điều này làm cho hoạt động mở để đưa thức ăn xuống và đóng lại khi thức ăn đã đi xuống hết dạ dày hoạt động chưa nhịp nhàng. Nhờ đó mà thức ăn có cơ hội đi ra dễ dàng. Khi bé được 6 tháng, tình trạng này sẽ được cải thiện hơn.

Hầu hết các bé sẽ không bị ảnh hưởng nhiều với tình trạng này và có thể chỉ có một ít dinh dưỡng bị mất đi, không nhiều như bạn tưởng, khoảng một muỗng canh, nhưng bởi vì sữa mẹ hoặc sữa bột khi bé ói ra sẽ được trộn thêm với một số chất lỏng khác trong ruột nên nó có thể tạo cho bạn cảm giác trông nhiều hơn thực tế. Khi bé mình ở trong tình trạng này, bạn cần chuẩn bị nhiều yếm, khăn và quần áo để kịp xử trí và dọn dẹp “bãi chiến trường” nhanh chóng, nhất là khi cho bé ra ngoài cùng bạn. Đồng thời, chuẩn bị sẵn cho bạn một bồ đồ xê-cua sẽ giúp bạn an tâm hơn.

Để hạn chế tình trạng này ở trẻ, bạn có thể thử một số mẹo nhỏ sau:

  • Cho bé ăn ít hơn trong mỗi lần ăn và ăn nhiều lần trong ngày
  • Khi bé có vẻ no thì ngưng, không ép bé ăn thêm
  • Ôm đứng bé một lát ngay sau khi bé vừa ăn xong để trọng lực giúp bé tiêu hóa tốt hơn
  • Khum bàn tay lại rồi vỗ nhẹ sau lưng bé để giúp bé ợ hơi.
  • Nếu bé uống sữa công thức, nhờ bác sĩ tư vấn cho mình loại sữa có thể giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
  • Trong một số trường hợp, tình trạng ói mửa ở bé cần có sự can thiệp của y tế. Nếu bé tỏ ra cáu kỉnh, khó chịu và hễ một chút là ói thì rất có thể bé đang gặp vấn đế trào ngược thực quản và tình trạng này sẽ thuyên giảm khi được điều trị bằng thuốc. Khi bé nôn mửa nặng, nghĩa là bé ói ra rất nhiều thứ có chứa trong dạ dày của bé, kèm theo ỉa chảy, chướng bụng và không tăng cân, có thể bé bị dị ứng với loại sữa đang uống, cần trao đổi với bác sỹ để lựa chọn loại sữa phù hợp hơn cho bé. Trào ngược và dị ứng sữa là không phổ biến ở trẻ nhưng vẫn có khi xảy ra. Còn khi bé ói hay mửa ra máu, đây là dấu hiệu của nhiễm trùng và màu xanh hơi vàng cho thấy bé có thể bị tắc ruột. Do đó, khi bé rơi vào những trường hợp này, bạn cần đưa bé đền bệnh viện ngay.

Đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh và những vấn đề thường gặp các mẹ cần lưu ý trên đây đã cho các mẹ biết khi nào thì hệ tiêu hóa của trẻ gặp phải vấn đề không tốt để có cách đề phòng và chữa trị cho trẻ kịp thời. Đồng thời các mẹ cần phải cung cấp những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ để con có thể phát triển tốt nhất. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng mecuteo.vn nhé! 

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , , , ,
Scroll to Top