Gây tê ngoài màng cứng phương pháp giảm đau tốt khi chuyển dạ

Nhiều chị em sợ các cơn đau đẻ nên đã chọn cho bản thân phương pháp đẻ không đau hay còn gọi là gây tê ngoài màng cứng để mong không phải chịu bất kỳ đau đớn nào. Thế nhưng sự thật gây tê ngoài màng cứng phương pháp giảm đau tốt khi chuyển dạ, nghĩa là không có chuyện hoàn toàn không đau trong ca sinh. Các mẹ bầu hãy cùng mecuteo.vn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về đau đẻ nhé.

Đã sinh con thì sinh kiểu nào cũng đau

Ngay cả khi bạn yêu cầu được gây tê ngoài màng cứng để đẻ không đau, sự thật là bạn vẫn phải “hứng chịu” sự hành hạ của các cơn gò tử cung dồn dập cho đến khi cổ tử cung mở đủ 4cm. Lúc này, bà bầu mới đủ điều kiện để bác sĩ gây tê. Tuy nhiên phương pháp này có vẻ không hoàn hảo cho lắm, bởi phụ nữ chọn phương án gây tê ngoài màng cứng thường phải kết thúc với lựa chọn sinh mổ thay vì vượt cạn tự nhiên như các mẹ bầu khác.

gay te ngoai mang cung phuong phap giam dau tot khi chuyen da 1

4 cm nghe có vẻ sẽ mở nhanh thôi, nhưng sự thật là bạn có thể phải chịu cơn đau đẻ hàng giờ, thậm chí cả ngày để chờ đến giờ G được gây tê. Đẻ không đau nghĩa là giảm đau về sau chứ không phải giảm đau từ đầu chí cuối.

Thuốc gây tê ngoài màng cứng không phải lúc nào cũng hiệu quả

Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng được thực hiện bằng cách tiêm thuốc gây tê vào cột sống của bà bầu. Khi thuốc theo ống kim dài xuyên vào khoang ngoài màng cứng, sẽ phân tán đều qua 2 bên khoang bên trong cơ thể, tạo thành thể đối xứng, giúp bà bầu giảm bớt cơn đau đẻ.

Tuy nhiên, không may là luôn có những mẹ bầu nằm trong khoảng 5-8% nhận được sự phân tán không đối xứng của thuốc. Lúc này, thuốc chỉ có tác dụng ở một phía, phía còn lại vẫn phải chịu tác động rất nhiệt tình của những cơn gò tử cung.

Hơn nữa, có một điểm trong cơ thể bạn dường như không chịu “khuất phục” trước tác động của thuốc tê. Bất chất mọi nỗ lực, gây tê ngoài màng cứng chưa chắc giảm đau 100% cho tất cả các bà bầu khi sinh.

Khi rặn đẻ thuốc tê hết tác dụng

Khi tử cung mở 4cm, bà bầu được phép tiêm thuốc gây tê màng cứng. Đến khi tử cung đủ độ mở để bé cưng chui ra, thuốc gây tê có thể hết tác dụng ngay lúc đó.

Nguyên nhân bởi vì thuốc gây tê loại này không có tác dụng nhiều ở những dây thần kinh xung quanh xương chậu.

Bởi vậy, không hiếm những mẹ bầu tuy không phải chịu đau lúc tử cung mở, nhưng lại phải chịu cơn đau lúc rặn đẻ. Không khác nhiều là mấy, đau đẻ vẫn là đau đẻ, mẹ bầu phải chịu thôi.

Làm cách nào giảm đau hiệu quả khi sinh

Tốt nhất bạn nên tham gia các lớp học tiền sản để đón đầu trước những gì có thể xảy ra trong lúc vượt cạn. Tham gia các lớp học này, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn những bài tập thở, thư giãn, cũng như cách thở rặn đẻ để sinh nở dễ dàng hơn. Điều tốt nhất khi đối mặt với cơn đau đẻ là cố gắng thư giãn và đừng nghĩ cách chống lại nó. Kiến thức là sức mạnh, tìm hiểu và biết trước có thể giúp mẹ bầu luôn trong tư thế sẵn sàng!

Gây tê ngoài màng cứng phương pháp giảm đau tốt khi chuyển dạ trên đây hẳn đã giải đáp cho các mẹ hiểu “đẻ không đau là gì?”, “đẻ không đau có thật sự giúp không cảm nhận được cơn đau?”. Nếu đang có ý định sinh con bằng phương pháp đẻ không đau, mẹ bầu hãy đọc kỹ bài viết này của mecuteo.vn và những bài viết cùng chuyên mục nhé. Chúc mẹ bầu vượt cạn thành công.

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , ,
Scroll to Top