Nguyên nhân trẻ bị viêm họng cấp kéo dài điều trị không khỏi

Nguyên nhân trẻ bị viêm họng cấp kéo dài điều trị không khỏi dù có chăm sóc kĩ lưỡng đến thế nào đi chăng nữa. Bố mẹ trẻ thường xuyên phàn nàn với bác sĩ tại sao con tôi lại hay bị bệnh viêm họng đến thế? Mặc dù cứ giữ cháu trong nhà, có dám cho ra ngoài đâu mà vẫn ốm triền miên. Một số trẻ vừa khỏi sốt, hết đau họng 2-3 ngày, 2-3 tuần sau lại xuất hiện sốt, ho, đau họng và chảy mũi trở lại. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị viêm họng kéo dài lâu như vậy, mời các mẹ tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây của mecuteo.vn để có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Điều trị chưa dứt hẳn

Đây là lý do khiến bệnh của trẻ hay bị đi bị lại đồng thời làm cho bệnh dễ trở thành mạn tính hoặc gây ra các biến chứng của viêm mũi họng như viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm phế quản… Vậy làm thế nào để đánh giá là đã khỏi dứt điểm đợt viêm họng, quyết định dừng thuốc cho đúng lúc và hợp lý, tránh hiện tượng kháng thuốc của virut hoặc vi khuẩn gây bệnh.

Cách tốt nhất mà bố mẹ phải làm là cho trẻ đến khám lại đúng hẹn ở bác sĩ đã khám và kê đơn điều trị cho cháu để bác sĩ đánh giá xem tình trạng thực tế của mũi họng: niêm mạc đã hết đỏ, hết phù nề, hết mủ… chưa, còn tồn tại những tổn thương mũi họng nào mà đợt thuốc vừa điều trị chưa giải quyết được để tiếp tục xử trí.

Nếu nhà bạn xa cơ sở y tế, khó có khả năng thực hiện việc khám lại cho trẻ, bạn nên theo dõi chặt chẽ trẻ và chỉ nên dừng thuốc sau khi dứt các triệu chứng ít nhất 2 ngày như hết sốt, hết ho, hết sổ mũi, đau tai, đau họng…

Quá nhiều chủng virut gây bệnh viêm họng: Nguyên nhân gây viêm mũi họng thường là do virut (chiếm 60-80%). Theo nghiên cứu, các nhà khoa học thấy có khoảng 200 chủng virut và vi khuẩn khác nhau gây bệnh viêm mũi họng, chính vì thế mà trẻ có thể vừa mắc loại virut này lại nhiễm tiếp loại virut khác trong lúc cơ thể đang suy giảm miễn dịch sau đợt nhiễm bệnh trước.

nguyen nhan tre bi viem hong cap keo dai dieu tri khong khoi 1

Viêm họng do vi khuẩn

Thường gặp là phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu bêta tan huyết nhóm A (khoảng 20%).

Rất hiếm khi gặp viêm họng do nấm (bình thường khi nuôi cấy dịch họng, kết quả chỉ ra có khoảng 70% sự tồn tại của nấm, tuy nhiên trong những trường hợp cơ thể suy giảm sức đề kháng như dùng quá nhiều kháng sinh, súc thuốc súc họng hoặc dùng các thuốc xịt họng không đúng chỉ định, hội chứng suy giảm miễn dịch… nấm trở nên gây bệnh). Nếu con bạn bị viêm họng tái diễn do nguyên nhân này, bạn có thể cho trẻ sử dụng vaccin ngăn ngừa chủng vi khuẩn hoặc virut theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Yếu tố dị ứng

Người ta nhận thấy một số trẻ bị viêm mũi họng nhiều lần thường hay kèm yếu tố dị ứng, bệnh này có tính chất gia đình. Một số điều kiện thuận lợi gây viêm họng như sự thay đổi của khí hậu, những trẻ sống ở môi trường ô nhiễm, nơi có hoặc gần các khu công nghiệp.

Lây nhiễm

Bệnh nhi sống và sinh hoạt trong gia đình đang bị dịch viêm mũi họng tấn công làm bệnh lây chéo từ người này sang người khác. Theo thói quen, khi trong gia đình có người bị ốm, mọi người thường đóng kín cửa để tránh gió cho người bệnh, điều này làm cho vi khuẩn tồn tại trong nhà và lây nhiễm sang người khác dễ dàng hơn. Vì vậy việc làm lưu thông không khí và giữ gìn vệ sinh là cần thiết. Tuy nhiên tránh để người bệnh nằm ở nơi có gió lùa. Ngoài ra phải điều trị tốt và triệt để bệnh cho từng thành viên trong gia đình và nâng cao sức khỏe để mọi người có sức chống lại bệnh.

Thói quen xấu

Qua điều tra người ta nhận thấy 80% số trẻ hay bị tái diễn các đợt viêm mũi họng thường ra ngoài trời sau 20 giờ hoặc bố mẹ cho đi đến những chỗ đông người, nhất là khi trẻ dưới 3 tuổi, đây là tuổi mà trẻ đã hết miễn dịch của mẹ và đang trong giai đoạn tự đề kháng nên rất dễ nhiễm bệnh từ người khác.

Việc phòng tránh viêm mũi họng tái diễn cho trẻ có thể thực hiện nếu người chăm sóc trẻ được tư vấn đúng các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi dẫn đến việc trẻ bị bệnh để họ biết và làm theo hướng dẫn. Câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” không bao giờ lạc hậu, tránh được việc phải sử dụng thuốc cho trẻ trong lúc các cơ quan đào thải chất độc như gan, thận… của trẻ chưa phát triển toàn diện.

Hy vọng với thông tin nguyên nhân trẻ bị viêm họng cấp kéo dài điều trị không khỏi trên đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ đồng thời có cách chăm sóc điều trị phù hợp nhất. Chúc các bé yêu của các bạn luôn khỏe mạnh phát triển toàn diện mỗi ngày và hãy luôn đồng hành ủng hộ cho mecuteo.vn để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe nhé.

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , , , , ,
Scroll to Top