Những bệnh phụ khoa khi mang thai mẹ bầu có thể mắc phải

Những bệnh phụ khoa khi mang thai mẹ bầu có thể mắc phải được liệt kê dưới đây bao gồm triệu chứng, cách chữa trị và cách phòng ngừa, sẽ là bí quyết giúp mẹ bầu khỏe mạnh suốt thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai, “vùng kín” của mẹ bầu rất dễ bị viêm nhiễm, chứng viêm nhiễm phụ khoa có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị. Các mẹ bầu hãy chú ý tham khảo bài viết này của mecuteo.vn vì sức khỏe của bản thân và bé yêu nhé.

Bệnh nhiễm khuẩn âm đạo có thể gây vô sinh ở mẹ bầu

Có khoảng 20% mẹ bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ của mình. Bệnh này gây ra bởi một vi khuẩn thường trú trong âm đạo, nhưng do biến đổi hormone khi mang thai, vi khuẩn này phát triển một cách quá mức. Nếu không được điều trị, vi khuẩn này vẫn sẽ tồn tại cho đến khi bé cưng sinh ra.

Đối với những phụ nữ không mang thai, nhiễm khuẩn âm đạo có thể gây vô sinh hoặc hỏng ống dẫn trứng.

Triệu chứng thường gặp:

  • Ngứa quanh âm đạo
  • Đau khi đi tiểu
  • Chất dịch xám, trắng mỏng

nhung benh phu khoa khi mang thai me bau co the mac phai 1

Điều trị và phòng ngừa

  • Không nên mặc quần áo ẩm ướt, nhất là đối với đồ lót. Bạn nên thay đồ lót sạch sau khi tắm hoặc sau khi bơi.
  • Nên mặc đồ lót bằng cotton, chất liệu thoải mái.
  • Khi vệ sinh vùng kín, nên lau từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn có thể tấn công “cô bé” của bạn.
  • Nếu bạn đang trong tam cá nguyệt đầu tiên, bác sĩ có thể chờ đợi và tiến hành điều trị trong 3 tháng tiếp theo của thai kỳ. Một liều thuốc Metronidazole hoặc Clindamycin sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.

Bệnh nấm âm đạo do nấm Candida

Nhiễm nấm âm đạo thường xảy ra do sự tăng trưởng quá mức của nấm Candida, một loại nấm tự nhiên sống trong âm đạo. Tuy nhiên khi mang thai, hormone estrogen và progesterone gia tăng quá nhiều, phá vỡ độ PH tự nhiên của âm đạo, tạo điều kiện sinh sôi cho loại nấm này.

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau và ngứa ở âm đạo
  • Tấy đỏ và sưng môi âm đạo
  • Chất nhờ hơi trắng vàng và có mùi
  • Cảm thấy đau khi quan hệ
  • Khi đi tiểu bị đau, rát

Điều trị và phòng ngừa:

  • Không nên mặc quần lót quá chật, nên dùng chất liệu cotton để khô thoáng và thoải mái

nhung benh phu khoa khi mang thai me bau co the mac phai 2

  • Uống nhiều nước, ít nhất 8 ly nước mỗi ngày
  • Đi tiểu thường xuyên có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng
  • Ăn nhiều tinh bột phức tạp và ngũ cốc nguyên hạt
  • Lactobacillus, một loại probiotic được tìm thấy trong sữa chua có tác dụng ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo. Vì vậy, thường xuyên ăn sữa chua không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn mà còn giúp bảo vệ “cô bé” của bạn.
  • Khi bị nhiễm nấm, tùy từng cơ địa mỗi người, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc hoặc chỉ định một loại kem bôi.

Bệnh nhiễm Strep B âm đạo (GBS) có thể gây nhiễm trùng sơ sinh

Hơn 20% phụ nữ khỏe mạnh có vi khuẩn Strep nhóm B tồn tại trong cơ thể, thường là trong đường ruột, trực tràng hay âm đạo. Thông thường, bác sĩ sẽ tự động kiểm tra GBS cho mẹ bầu trong tuần 35-37 của thai kỳ. Nhiễm GBS là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ, thai chết lưu và sinh non. GBS cũng là “thủ phạm” điển hình gây nhiễm trùng sơ sinh với tỷ lệ tử vong khá cao.

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có màu đục
  • Thường xuyên có cảm giác thôi thúc muốn đi tiểu

Điều trị và phòng ngừa:

  • Hiện vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa GBS. Tuy nhiên, nếu nhận được kết quả dương tính với GBS, bạn sẽ đượpc tiêm vắc-xin khi sinh để tránh lây nhiễm cho bé cưng.

Bệnh viêm âm đạo do nhiễm ký sinh trùng trichomoniasis

Theo thông kê, viêm âm đạo trichomoniasis là căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Nguyên nhân là do ký sinh trùng Trichomonas, loại ký sinh thường sống trong âm đạo.

Triệu chứng thường gặp:

  • Dịch âm đạo có màu xanh, vàng, hơi có bọt nhỏ và có mùi hôi
  • Cảm giác ngứa, rát khi quan hệ

Điều trị và ngăn ngừa:

  • Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ.
  • Viêm âm đạo trichomoniasis được điều trị bằng thuốc có chứa Metronidazole và Tinidazole.

Những bệnh phụ khoa khi mang thai mẹ bầu có thể mắc phải trên đây cho thấy âm đạo của mẹ bầu có rất nhiều vi khuẩn và nấm cộng sinh, khi hormone trong cơ thể thay đổi, vi khuẩn hay nấm phát triển mạnh mẽ có thể gây nên những tác hại khôn lường cho sức khỏe sinh sản của mẹ bầu và có khả năng ảnh hưởng đến bé cưng. Do đó, mẹ bầu nên chú ý chăm sóc “vùng kín” để có sức khỏe thật tốt nhé. mecuteo.vn chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh.

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , , , ,
Scroll to Top