Những lưu ý để có quá trình thai giáo hiệu quả mẹ bầu cần quan tâm

Thai giáo là khái niệm nhiều người nghe nói nhưng có khi lại chưa hiểu hết ý nghĩa cũng như thực hành thai giáo như thế nào. Nhưng từ xa xưa ông bà ta đã có câu tục ngữ “Đặt con vào dạ thì mạ đi tu” để nói đến quá trình nuôi dạy con của người mẹ từ khi cấn thai. Những lưu ý để có quá trình thai giáo hiệu quả mẹ bầu cần quan tâm mà mecuteo.vn gửi đến bạn đọc dưới đây được đúc rút từ nhiều phương pháp thai giáo khác nhau trên khắp thế giới. Mẹ bầu hãy đọc bài viết này nhé.

Lưu ý 1: Quan tâm đến việc dành tặng con yêu điều tốt đẹp nhất

Ở Nhật, các bà mẹ tương lai thường được khuyên nên sống trong những ngôi nhà chung tại những nơi có phong cảnh đẹp và được những người phụ nữ có chuyên môn bồi dưỡng về thẩm mỹ và âm nhạc. Tại một số nước châu Phi từ xa xưa người ta đã cho phụ nữ mang thai tập những vũ điệu chuyên dụng và các bài vận động nhịp nhàng. Trong khi đó, ở các nước như Mỹ, Pháp… thành lập hẳn các trường đại học đặc biệt chuyên hướng dẫn thai phụ cách giáo dục thai nhi. Thế mới thấy dù Đông hay Tây, việc dạy con từ trong bụng mẹ cũng đều được coi trọng.

Chia sẻ câu chuyện của chính bản thân, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc – tác giả cuốn “Thai giáo – Hành trình của yêu thương” cho biết ông may mắn được thai giáo từ nhỏ bằng những “phương pháp thô sơ” nhưng vô cùng thực tế từ mẹ như vỗ về, kể chuyện, đọc sách… Còn câu chuyện của giáo sư Trần Văn Khê cũng thực thú vị, ông kể: “Lúc sinh con đầu lòng tôi đang thích Tân nhạc và những bài hát của Lưu Hữu Phước, tôi lại mới biết đờn Piano, nên thay vì đờn Tranh, đờn Kìm cho con tôi nghe, tôi lại thường đờn Piano những bài hát của Lưu Hữu Phước, tôi dạy cho mẹ cháu rất nhiều bài hát… Khi lớn lên cháu chỉ thích nghe tiếng đờn Piano và múa theo bài hát Khúc khải hoàn của Lưu Hữu Phước đến mệt lả” (trích từ cuốn Thai giáo của thạc sĩ Phạm Thị Thúy).

Với một người bình thường, thực hiện thai giáo cũng không có gì là quá khó. Chị Nhật My (một nhân viên truyền thông ở Q.Tân Phú) cho biết chị cũng áp dụng thai giáo như vỗ về, cùng bố trò chuyện với con để con quen giọng bố mẹ, cho con nghe nhạc hay đặt và gọi tên thân mật của con từ những tháng đầu của thai kỳ…

Trên thực tế, dây rốn lưu chuyển cảm xúc từ mẹ đến bé chỉ trong vòng vài giây. Chẳng hạn, sự tức giận tạo ra chất andrenalin; Nỗi sợ hãi tạo ra chất cholamine; Niềm hạnh phúc tạo ra chất endorphin. Điều đó lý giải tại sao, người mẹ khi mang thai vui vẻ, hoạt bát, phấn chấn, bao dung, cảm thông… cũng sẽ truyền cho con tất cả những cảm xúc tích cực nhất.

Lưu ý 2: Thực hành thai giáo như thế nào để có hiệu quả

nhung luu y de co qua trinh thai giao hieu qua me bau can quan tam 1

Khi thực hành thai giáo, các cha mẹ cần lưu ý kích thích đồng loạt năm giác quan cho bé thông qua những hành động đơn giản như:

  • Thính giác: nên nghe nhạc du dương, êm dịu hay cho bé lắng nghe lời nói dịu dàng trong gia đình.
  • Thị giác: xem những cảnh đẹp, tranh đẹp, hình ảnh những người mẹ yêu thương con.
  • Khứu giác: ngửi những mùi hương mình thích, mùi hương của hoa cỏ nhẹ nhàng, thư giãn.
  • Xúc giác: thường xuyên xoa nhẹ phía ngoài bụng.
  • Vị giác: nên ăn uống những món nào người mẹ thích.

Muốn các bài tập đạt kết quả, các mẹ nên thực hiện các động tác tương tự nhau, đơn giản, đúng giờ và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Giữ chừng mực vừa phải. Tránh nôn nóng như: xoa bụng mạnh, nghe nhạc “quá liều” hay hăng hái khám phá những danh lam thắng cảnh xa xôi, hiểm trở ngay trong những tháng đầu của thai kỳ, rất dễ gây động thai…

Lưu ý 3: 14 kỹ năng cơ bản để thực hành thai giáo mẹ bầu cần nhớ

  1. Ru và hát
  2. Nựng nịu
  3. Dỗ dành
  4. Xoa vỗ bụng người mẹ thật dịu dàng với tâm trạng yêu thương
  5. Nghe nhạc thích hợp, du dương, nhẹ nhàng
  6. Đọc và nói diễn cảm, rành rọt, chuẩn mực, tận dụng ngữ điệu tiếng Việt nhịp nhàng, nhiều thanh điệu.
  7. Nghĩ về và nghĩ đến thai nhi với tâm trạng trân trọng, chờ mong.
  8. Tư thế đi đứng, nằm ngồi đàng hoàng, vững vàng.
  9. Thầm kể, chuyện trò, khuyên nhủ thai nhi.
  10. Luôn luôn hỏi han bé: Hôm nay bé khỏe không, bé ngoan chứ? Bé có thấy bàn tay của ba sờ bé không?
  11. Miêu tả, bình phẩm tranh nghệ thuật,
  12. Quan tâm chăm sóc thai phụ, tránh căng thẳng, kịp thời hoá giải những ưu phiền, mặc cảm.
  13. Tạo không khí, khung cảnh, quan hệ tốt đẹp trong gia đình.
  14. Đồng bộ cả nhà cùng làm thai giáo.

Những lưu ý để có quá trình thai giáo hiệu quả mẹ bầu cần quan tâm trên đây của mecuteo.vn lưu trữ lại những vấn đề cốt lõi của phương pháp thai giáo. Để giúp bé yêu sinh ra khỏe mạnh, phát triển toàn diện, mẹ bầu nên lưu ý bài viết này nhé.

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , , ,
Scroll to Top