Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé mà không phải cha mẹ nào cũng biết. Khi trẻ mọc răng có một số thói quen trẻ hay thực hiện tưởng chừng như vô hại nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng của trẻ sau này nên cha mẹ cần biết để có biện pháp hỗ trợ giúp bé từ bỏ những thói quen xấu đó. Mời các mẹ cùng tham khảo thông tin dưới đây của mecuteo.vn để biết được các thói quen xấu ảnh hưởng đến trẻ đồng thời có các biện pháp hỗ trợ khắc phục kịp thời nhất nhé.

1. Ngậm núm vú giả, mút ngón tay

Ngoài bú mẹ hoặc bú bình, mẹ thường cho trẻ ngậm núm vú giả để trẻ dễ ngủ hơn, cũng như dỗ dành lúc bé quấy khóc, khó chịu. Tuy nhiên, mẹ đã biết hậu quả nếu lạm dụng quá mức đầu ti nhân tạo này? Trẻ rất dễ mắc các bệnh về răng miệng, điển hình là hàm biến dạng, bất thường về cơ mặt, cung răng và lưỡi.

nhung thoi quen xau anh huong den suc khoe rang mieng cua tre 1

Cũng giống như ngậm ti giả, thói quen mút ngón tay cũng có thể làm hàm trên và hàm dưới của trẻ không khớp nhau khi cắn. Khi ngậm ti hoặc ngón tay quá nhiều, về lâu về dài sẽ tạo lực ép lên hàm, làm răng và xương hàm phát triển lệch lạc. Lúc này, nguy cơ trẻ bị hô là rất cao. Vì vậy, khi trẻ được 1 tuổi, mẹ nên tìm cách cai ti giả cho con để phòng các bệnh về răng miệng nhé!

2. Đẩy lưỡi

Tật đẩy lưỡi ra trước khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Thói quen này gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng răng miệng của trẻ. Khi thực hiện động tác nuốt, nếu đẩy lưỡi về phía trước, về lâu về dài sẽ làm răng phát triển lệch lạc. Cụ thể, các răng phía trước, trên và dưới miệng bị đẩy ra trước, khoảng cách thưa nhau, gây hô hàm.

3. Thở bằng miệng

Thêm một nguyên nhân làm răng trẻ phát triển lệch lạc: Thở bằng miệng. Thông thường, trẻ có vấn đề về đường hô hấp trên, khó thở, viêm mũi, sưng amidan, plip, rất hay có tật thở bằng miệng. Cách thở này vô tình làm khô niêm mạc, dễ gây sâu răng, hàm bị hô, răng sai vị trí, hệ thống xương mặt không cân đối, rối loạn về khớp cắn.

Mẹ nên đưa bé đi khám nếu trẻ có thói quen thở bằng miệng. Chưa tính đến hậu quả cho răng miệng về sau, quan trọng có thể trẻ đang mặc bệnh lý nghiêm trọng nào đó.

4. Nghiến răng

Trẻ thường nghiến răng trong lúc ngủ. Đây có thể được xem là phản ứng của sự căng thẳng thần kinh, phần lớn thường xảy ra ở trẻ có hệ thần kinh dễ bị kích thích, động kinh, viêm não hoặc rối loạn tiêu hóa. Tật nghiến răng này còn liên quan khá nhiều đến sự tăng trưởng và phát triển của răng, gây hậu quả xấu đến hệ thống nhau như răng, cơ, hàm, khớp thái dương hàm.

Đa số các bé mắc tật này lúc răng sữa bắt đầu mọc khoảng 6 tháng tuổi, hoặc lúc mọc răng vĩnh viễn lúc 5 tuổi. sau đó thường tự hết năm trẻ 12 tuổi. Mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt đề điều trị kịp thời phòng biến dạng xương mặt, xương hàm.

5. Nuốt kem đánh răng

Kem đánh răng cho trẻ thường có vị ngọt, lại thơm, vì thế không ít bé nuốt kem đánh răng sau khi chải răng. Điều này rất nguy hại với hàm răng lẫn hệ tiêu hóa của bé. Khi nuốt kem, trẻ rất dễ mắc bệnh dư thừa flo mang tên Fluorosis. Nếu phát hiện thấy chấm trắng hoặc nâu khác thường trên răng trẻ, đó chính là dấu hiệu của bệnh.

6. Ngậm trong khi ăn

Thói quen xấu này không chỉ gây hại cho răng miệng mà còn ảnh hưởng đến cả thể chất và cân nặng của trẻ. Khi ngậm thức ăn quá lâu, men tiêu hóa ở tuyến nước bọt sẽ chuyển hóa thức ăn thành dạng đường, bám chặt vào chân răng, gây viêm nhiễm, lở loét và sâu răng.

Đồng thời, men tiêu hóa vì thể không đủ cho việc hấp thu thức ăn, Hậu quả là trẻ biếng ăn, sút cân, suy dinh dưỡng. Với trẻ hay ngậm khi ăn, mẹ nên cho bé ăn từng ít một, chia thành nhiều bữa nhỏ và thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên để trẻ ngon miệng hơn.

7. Ăn uống đồ ngọt trước khi ngủ

Nhiều mẹ cho bé uống sữa ngọt, chocolate, nước trái cây, hoặc đơn giản cho con uống siro trị ho trước khi ngủ nhưng lại quên cho bé súc miệng. Những thức uống này chứa nhiều đường, nguyên nhân hàng đầu là răng trẻ bị sâu. Ăn uống nhiều trước khi ngủ cũng rất dễ làm trẻ tăng cân, béo phì. Mẹ nên hạn chế nhé!

8. Ăn uống nóng lạnh liền nhau

Việc ăn xen kẽ thức ăn nóng lạnh liền nhanh rất gây hại cho răng. Răng của bé, đặc biệt là răng sữa cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, Thói quen này về lâu về dài có thể dẫn đến viêm tủy răng và các bệnh về răng miệng nghiêm trọng khác.

9. Ăn vặt quá mức cho phép

Khi trẻ ăn vặt quá nhiều, thông thường là bánh kẹo, thực phẩm chế biến sẵn, nguy cơ sâu răng là rất cao. Ngoài ra, men răng của trẻ cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khá nhiều. Mẹ nên hạn chế cho bé ăn vặt, đặc biệt là trước lúc bé đi ngủ.

Sau khi tham khảo thông tin những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ trên đây các bậc cha mẹ chắc hẳn đã biết được những thói quen của trẻ gây nên bệnh răng miệng và nhanh chóng tìm được cách khắc phục phù hợp rồi đúng không nào. Hãy luôn đồng hành ủng hộ cho mecuteo.vn để biết thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe gia đình nhé.

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , , , ,
Scroll to Top