Phòng tránh méo bẹt đầu ở trẻ sơ sinh như thế nào hiệu quả giúp đầu trẻ không bị móp ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ sau này khi lớn lên. Trẻ mới sinh xương còn mềm nên rất dễ bị bẹt đầu, tuy không ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ vì vậy các cha mẹ phải có cách chăm sóc trẻ phù hợp hạn chế làm trẻ bị méo đầu. Để giúp các mẹ có thể chăm sóc sức khỏe của trẻ một cách hiệu quả, sau đây mecuteo.vn sẽ chia sẻ với các mẹ cách phòng tránh méo bẹt đầu ở trẻ ngay từ khi còn nhỏ, mời các mẹ cùng tham khảo.
Nguyên nhân trẻ bị méo bẹt đầu
- Đầu bé có hai thóp mềm – nơi các xương sọ chưa phát triển và liền lại với nhau. Những thóp này cho phép đầu bé khá linh hoạt trong quá trình chào đời. Chúng cũng thích ứng với sự phát triển nhanh của bộ não trong thời gian đầu đời. Nhưng vì hộp sọ của bé rất dễ uốn nên khi nằm lâu ở cùng một tư thế sẽ ảnh hưởng đến hình dạng của đầu.
- Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy đầu của bé bị lép, méo khi nhìn con từ trên xuống dưới, hoặc phía sau đầu của bé phình to hơn những chỗ khác, các xương gò má trông như nhô ra, còn phần tai dường như bị đẩy về phía trước.
- Một số bé sinh ra với đầu bẹt do tư thế nằm trong bụng mẹ, ví dụ đầu ép lên xương chậu của mẹ. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp, trẻ bị lép đầu là bé thích nằm ở cùng một vị trí trong thời gian dài. Do các hộp sọ còn mềm, chưa có kỹ năng lật (lẫy) nên khi nằm lâu ở cùng một vị trí, đầu bé rất dễ bị bẹt.
- Hơn nữa, tư thế tự nhiên của bé sơ sinh là nằm ngửa nên các bé rất dễ bị móp phía sau đầu.
- Ngoài ra, các bé bị bẹt đầu còn do hạn chế cử động cổ. Điều này còn gọi là chứng vẹo cổ (siết chặt các cơ cổ) khiến bé khó khăn để quay đầu.
Cách phòng ngừa bẹt đầu ở trẻ sơ sinh
Các bà mẹ có thể khắc phục tình trạng bẹt đầu ở trẻ sơ sinh bằng một số mẹo bổ ích sau:
- Thay đổi hướng: Đặt bé nằm ngửa, nhưng bạn cần thay đổi hướng nằm cho con. Ví dụ, hôm nay bạn cho con nằm vị trí bình thường trong cũi thì vài tiếng đồng hồ sau, cần đặt bé nằm ngược lại với vị trí trước đó. Nó tương tự khi bạn thay đổi tay bế khi cho con bú mẹ hay bú bình. Hoặc bạn có thể lấy khăn hay các vật dụng mềm chèn ngay dưới gối phía bên bé thường hướng đầu về, để bé buộc phải nhìn về hướng khác, cách này giúp đầu bé luôn tròn.
- Bế bé: Bế bé khi bé thức giấc cũng giúp giảm áp lực cho đầu của bé từ nôi, cũi hoặc xe đẩy dành cho bé sơ sinh.
- Cho bé nằm sấp: Với sự giám sát của bạn, hãy cho bé nằm sấp khi vui chơi càng nhiều càng tốt. Chú ý các bề mặt để bé nằm cần chắc chắn.
- Cần linh hoạt: Luân phiên di chuyển vị trí nằm của bé để bé có thể hướng đầu về phía có chuyển động hay có âm thanh trong phòng. Không nên để bé nằm trên gối hoặc giường quá mềm vì nó cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ổn định của phần đầu.
- Nằm ngửa vẫn là tư thế tốt nhất: Dù đầu bé có bẹt ở phía sau thì các chuyên gia vẫn khuyên cha mẹ nên cho bé sơ sinh nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ đột tử trong giấc ngủ (SIDS).
- Ngoài ra, luôn đảm bảo bé ngủ trên một mặt phẳng, không nhấp nhô để tránh ảnh hưởng đến nhịp thở của bé.
Sau khi tham khảo thông tin phòng tránh méo bẹt đầu ở trẻ sơ sinh như thế nào hiệu quả trên đây hy vọng các bạn sẽ có cách chăm sóc trẻ một cách hiệu quả hạn chế được hiện tượng méo đầu ở trẻ một cách hiệu quả. Chúc các bé luôn khỏe mạnh phát triển toàn diện mỗi ngày và hãy luôn đồng hành ủng hộ cho mecuteo.vn để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe bổ ích nhất nhé.