Sự phát triển của thai kỳ tuần thứ 33

Sự phát triển của thai kỳ tuần thứ 33 đem đến cho các mẹ bầu biết bé yêu đã có chiều dài và cân nặng như thế nào, các cơ quan chức năng của bé đã phát triển chưa. Ngoài ra, những vấn đề mà mẹ bầu gặp phải hay cần làm trong giai đoạn này cũng được nêu rõ. mecuteo.vn mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi như thế nào

Ở tuần thai thứ 33, bé đã nặng khoảng 2.15 kg, to gần bằng một quả dưa đỏ và dài gần 46 cm. Lớp mỡ của bé đang đầy lên giúp bé tròn trĩnh hơn. Ngoài ra, lớp mỡ này có tác dụng giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi được sinh ra. Da của bé cũng mịn hơn.

Hệ thần kinh trung ương và phổi của bé đang trưởng thành. Nếu bạn từng lo lắng về chuyện sinh non thì nay có thể hạnh phúc và thở phào vì những em bé sinh ra trong khoảng từ 34-37 tuần, nếu không có vấn đề sức khỏe nào khác, đều khỏe mạnh. Các bé có thể cần nằm trong lồng sơ sinh ít lâu, gặp vài vấn đề sức khỏe ngắn hạn, nhưng về lâu dài các bé cũng có thể phát triển hệt như các bé sinh đủ tháng.

su phat trien cua thai ky tuan thu 33 1

Những thay đổi cơ thể mẹ bầu thường gặp ở tuần thai thứ 33

Giai đoạn gần tuần thai thứ 33, có thể bạn sẽ lại cảm thấy mệt mỏi, dù không đến nỗi khổ sở như trong giai đoạn đầu thai kỳ. Sự mệt mỏi này hoàn toàn dễ hiểu với những căng thẳng mà cơ thể bạn đang phải chịu đựng, cùng những đêm không ngủ được do thức dậy đi tiểu thường xuyên và lật trở người để được thoải mái.

Giờ là lúc bạn cần chậm lại và dành sức cho ngày chuyển dạ. Nếu bạn đang ngồi hay nằm lâu, đừng bật dậy quá nhanh. Máu có thể dồn xuống chân gây nên tình trạng giảm huyết áp tạm thời khi ngồi dậy khiến bạn cảm thấy chóng mặt.

Nếu bạn nhận thấy có những lằn hay nốt đỏ ngứa ngáy trên bụng mình, hoặc ở bắp đùi và ở mông nữa thì có thể bạn đang bị tình trạng sẩn ngứa mề đay hay nốt sần thai kỳ, gọi tắt là PUPPP. Có số ít thai phụ mắc phải PUPPP, tuy không gây nguy hiểm nhưng khá khó chịu. Hỏi ý kiến bác sĩ để chắc chắn không có vấn đề gì nghiêm trọng hơn và được điều trị để cảm thấy dễ chịu hơn. Cũng phải gọi cho bác sĩ nếu bạn thấy bị ngứa khắp người, kể cả khi không hề bị nổi ban. Đó có thể báo hiệu vấn đề về gan.

Việc làm chuẩn bị trước sinh ở tuần thai thứ 33

Lên kế hoạch dự phòng cho việc sinh nở. Bạn có thể sẽ sinh sớm hơn hoặc có biến chứng nào đó buộc phải ở lại bệnh viện lâu hơn dự tính. Hãy đưa chìa khóa nhà cho người thân để phòng trường hợp bạn cần thứ gì đó trong khi không thể về nhà.
Lên danh sách những người sẽ giúp bạn những việc sau đây:

  • Chăm sóc cho các con.
  • Đưa đón những trẻ lớn đi học hoặc các lớp ngoài giờ.
  • Những việc vặt ở nhà như chăm sóc vật nuôi, tưới cây cảnh.
  • Làm thay công việc của bạn tại chỗ làm hay bất cứ nghĩa vụ nào khác.

Thai nhi 33 tuần đã có thể trở thành một em bé sơ sinh bình thường, phát triển như những em bé sơ sinh chào đời đủ tháng đủ ngày, ít bị biến chứng như các bé sinh ở giai đoạn trước đó. Đây là lúc mà mẹ bầu nên lên kế hoạch chuẩn bị để phòng chuyển dạ ở tuần thai này hoặc lên kết hoạch cho kỳ sinh nở sẽ đến gần trong một vài tuần tới. mecuteo.vn mời các mẹ bầu tham khảo bài viết về những tuần thai tiếp theo để bổ sung kiến thức thai kỳ và chăm sóc trẻ sơ sinh nhé.

Đánh giá Sự phát triển của thai kỳ tuần thứ 33 9/10 dựa trên 23339 đánh giá.

Tags: , , ,
Scroll to Top