Theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ sơ sinh dựa vào đặc điểm phân của con

Theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ sơ sinh dựa vào đặc điểm phân của con. Phân của trẻ sẽ phần nào phản ánh về sức khỏe của con cũng như hệ tiêu hóa của trẻ có ổn định hay không. Các mẹ có thể dựa vào tính chất màu phân của trẻ để bước đầu phát hiện trẻ gặp vấn đề về sức khỏe và có cách chữa trị kịp thời. Vậy nhận biết phân của trẻ bình thường hay có vấn đề như thế nào? Hãy cùng mecuteo.vn tham khảo những thông tin dưới đây để nhận về cho mình những kiến thức thật hữu ích nhé!

1. Đặc điểm phân khi bé bú mẹ

Sữa non của bạn, hay còn gọi là sữa đầu, có tác dụng nhuận tràng, giúp đẩy phân su ra khỏi cơ thể của bé. Sau khoảng ba ngày bú sữa, phân của bé sẽ dần thay đổi. Phân sẽ:

  • Màu sáng hơn, chuyển từ màu xanh nâu sang màu vàng. Phân vàng này có thể có mùi hơi ngọt.
  • Hơi lỏng. Thỉnh thoảng phân có thể lợn cợn hoặc vón cục.

Trong những tuần đầu, bé có thể đại tiện trong khi ăn hoặc sau mỗi lần ăn. Trung bình, bé sẽ đại tiện bốn lần mỗi ngày trong tuần đầu tiên. Tần suất sẽ giảm dần và hệ tiêu hóa của bé sẽ tự thiết lập chu kỳ thích hợp. Sau đó bạn có thể thấy rằng bé sẽ đại tiện vào cùng một thời điểm trong ngày.

theo doi tinh trang suc khoe tre so sinh dua vao dac diem phan cua con 1
Sau một vài tuần đầu tiên, một số trẻ bú mẹ sẽ chỉ đại tiện vài ngày một lần hay một tuần một lần. Đây không phải là một vấn đề miễn là phân của bé mềm và ra dễ dàng.

Chu kỳ của bé có thể thay đổi:

  • khi bạn cho bé ăn dặm
  • nếu bé cảm thấy không khỏe
  • khi bé bắt đầu bú ít hơn

2. Đặc điểm phân khi bé uống sữa công thức

Nếu bạn cho bé uống sữa công thức, phân của bé có thể khác với khi bú sữa mẹ. Bạn có thể nhận thấy phân:

  • Nhiều hơn so với phân của bé bú sữa mẹ. Lý do là vì sữa công thức không thể được tiêu hoá hoàn toàn như sữa mẹ.
  • Màu vàng nhạt hoặc nâu vàng.
  • Nặng mùi, giống phân của người lớn hơn.

Trẻ uống sữa công thức dễ bị táo bón hơn trẻ bú mẹ. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn bạn cảm thấy con mình có vấn đề về tiêu hóa.

3. Đặc điểm khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức

Bạn có thể nhận thấy phân bé sẫm màu hơn và giống bột hồ hơn. Phân cũng nặng mùi hơn! Nếu bạn đang cho bé chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức thì hãy cố kéo dài thời gian chuyển đổi, tốt nhất là trong nhiều tuần. Điều này sẽ cho hệ tiêu hoá của bé có thời gian để thích nghi và giúp ngăn ngừa táo bón. Quá trình này cũng làm giảm nguy cơ bị đau, sưng và viêm ngực ở người mẹ. Khi con bạn đã thích nghi với sữa bình, bé có thể sẽ có một chu kỳ đại tiện hoàn toàn mới.

1. Đặc điểm phân khi trẻ bắt đầu ăn dặm

Ăn dặm sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến phân của bé. Bạn sẽ thấy rằng phân của bé sẽ bị thức ăn ảnh hưởng. Nếu bạn cho bé ăn cà rốt nghiền thì nội dung trong tã của bé sẽ có màu cam sáng.

Bạn cũng có thể thấy các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như nho khô hoặc đậu nướng xuất hiện nguyên vẹn trong tã. Điều này sẽ thay đổi khi bé lớn hơn và có thể tiêu hoá chất xơ hiệu quả hơn.
Khi bé làm quen với nhiều loại thức ăn thì phân của bé cũng sẽ đặc hơn, sẫm màu hơn và bốc mùi hơn.

5. Trường hợp phân của trẻ bất thường

Tiêu chảy

Bé có thể bị tiêu chảy nếu:

  • phân của bé rất lỏng
  • bé đại tiện thường xuyên hơn và lượng phân nhiều hơn bình thường
  • phân phun mạnh ra từ hậu môn

Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì bé ít bị tiêu chảy hơn, vì sữa của bạn có thể giúp bạn ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây tiêu chảy. Trẻ uống sữa công thức thường dễ bị nhiễm trùng, đó là lý do tại sao việc khử trùng các dụng cụ và rửa tay rất quan trọng.

Nếu bé bị tiêu chảy, nguyên nhân có thể là:

  • nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm dạ dày – ruột
  • quá nhiều trái cây hoặc nước ép trái cây
  • phản ứng với thuốc
  • nhạy cảm hoặc dị ứng với thức ăn

theo doi tinh trang suc khoe tre so sinh dua vao dac diem phan cua con 2

Nếu bạn cho bé uống sữa công thức, bé của bạn có thể phản ứng xấu với loại sữa bạn đang dùng. Tuy nhiên bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi chuyển qua loại sữa khác phòng trường hợp có nguyên nhân khác.
Nếu bé đang mọc răng, phân của bé sẽ lỏng hơn bình thường nhưng không gây tiêu chảy. Nếu bé của bạn bị tiêu chảy, đừng cho rằng nguyên nhân là do mọc răng vì rất có thể là do nhiễm trùng.

Ở trẻ lớn hơn, tiêu chảy cũng có thể là dấu hiệu của táo bón nặng. Phân mới có thể rò rỉ qua phần phân cứng.

Tiêu chảy thường tự hết trong 24 giờ mà không cần điều trị. Nếu không thì phải đưa bé đi kiểm tra vì bé có nguy cơ bị mất nước. Nếu bé của bạn đã tiêu chảy 6 lần trong 24 giờ qua, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

Táo bón

Nhiều trẻ mặt đỏ tía tai và rặn mạnh khi đại tiện. Đây là điều bình thường.

Táo bón là khi:

  • Bé của bạn có vẻ thực sự gặp khó khăn trong việc đại tiện.
  • Phân nhỏ và khô, giống như phân thỏ. Ngoài ra, phân cũng có thể lớn và cứng.
  • Bé có vẻ cáu gắt, căng thẳng và khóc khi đại tiện.
  • Bụng bé có cảm giác cứng khi sờ vào.
  • Phân bé có lẫn những sợi máu. Điều này là do những vết nứt trên da, gọi là vết nứt hậu môn, do phân cứng gây ra.

Trẻ bú mẹ không thường ít bị táo bón hơn trẻ uống sữa công thức. Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng thích hợp để giữ phân mềm. Pha quá nhiều sữa bột với lượng nước quá ít có thể dẫn đến táo bón. Luôn làm theo hướng dẫn trong khi pha sữa. Chắc chắn rằng bạn đã cho đủ lượng nước cần thiết vào bình trước khi đổ sữa bột vào.

Táo bón cũng có thể gây ra bởi:

  •  sốt
  • mất nước
  • thay đổi lượng nước uống
  • thay đổi chế độ ăn uống
  • một số loại thuốc

Đôi khi, trẻ lớn bị táo bón bởi vì chúng đang cố tránh bị đau. Ví dụ, chúng có thể bị một vết rách gần hậu môn (vết nứt hậu môn). Điều này có thể trở thành một vòng tròn luẩn quẩn. Trẻ nhịn đại tiện và bị táo bón hơn nữa, những cơn đau thậm chí còn tồi tệ hơn khi trẻ buộc phải đại tiện.

Luôn đưa bé đi gặp bác sĩ ngay khi bé bị táo bón, đặc biệt nếu như có máu trong phân. Bác sĩ sẽ kiểm tra tất cả những nguyên nhân có thể gây ra táo bón.

Bạn có thể sẽ được khuyên nên cho bé uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ (nếu bé đã ăn dặm). Nghiền mận khô hoặc mơ cho bé ăn là biện pháp bổ sung chất xơ hiệu quả.

Phân màu xanh lá cây

Nếu bạn cho con bú sữa mẹ thì phân màu xanh có thể là một dấu hiệu cho thấy bé của bạn đã nạp vào quá nhiều lactose (đường tự nhiên trong sữa). Điều này có thể xảy ra nếu trẻ bú thường xuyên, nhưng không bú được phần sữa sau giàu dinh dưỡng. Đảm bảo rằng bé đã bú xong một bên ngực trước khi chuyển sang ngực bên kia.

Nếu bạn cho con bú sữa bột thì nhãn hiệu mà bạn dùng có thể khiến phân bé biến thành màu xanh đậm. Bạn có thể nên chuyển sang một loại sữa khác xem có tác dụng hay không.

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ thì hãy gặp bác sĩ. Nguyên nhân có thể là:

  • nhạy cảm với một loại thức ăn
  • tác dụng phụ của thuốc
  • thói quen, giờ giấc bú sữa của bé
  • vi khuẩn đường ruột

Phân rất nhạt

Phân rất nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da, một bệnh thường thấy ở trẻ sơ sinh. Bệnh vàng da khiến da và tròng trắng mắt của bé ngả vàng và thường là tự hết trong một vài tuần sau khi ra đời. Hãy nói cho bác sĩ hoặc hộ sinh biết nếu bé của bạn bị vàng da, cho dù bệnh có vẻ sắp hết.

Cũng cho bác sĩ hoặc hộ sinh biết nếu phân của con bạn đi rất nhạt, hoặc trắng như phấn. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về gan, đặc biệt là khi bệnh vàng da kéo dài hơn hai tuần.

Theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ sơ sinh dựa vào đặc điểm phân của con. Vậy là các mẹ đã biết rõ màu phân của con nói lên điều gì rồi phải không nào. Đầu ra của trẻ cũng rất quan trọng vì vây các mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tốt nhất. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ mạnh khỏe và đừng quên đồng hành cùng mecuteo.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe cả nhà nhé!

Đánh giá Theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ sơ sinh dựa vào đặc điểm phân của con 9/10 dựa trên 12449 đánh giá.

Tags: , , , ,
Scroll to Top