Tìm hiểu về chứng đau bụng khi mang thai để mẹ bầu phòng tránh các rủi ro

Khi mang thai mẹ bầu thường bị những cơn đau bụng quấy rầy. Có những cơn đau bụng bình thường nhưng cũng có những cơn đau bụng nguy hiểm. Tìm hiểu về chứng đau bụng khi mang thai để mẹ bầu phòng tránh các rủi ro dưới đây của mecuteo.vn gửi đến các mẹ bầu sẽ đem đến kiến thức cơ bản để mẹ bầu hiểu và có cách chữa chứng đau bụng khi mang thai hiệu quả, đón bé yêu chào đời an toàn. Cùng tìm hiểu nhé các mẹ bầu.

Nguyên nhân thông thường khiến mẹ bầu thường bị đau bụng

Trong suốt thai kỳ, độ cứng và dẻo dai của dây chằng liên kết các khớp xương sẽ bị kéo căng để hỗ trợ cho sự phát triển của dạ con. Vì vậy, khi bạn di chuyển xung quanh, bạn có thể cảm giác đau một phần hoặc toàn bộ cơ thể.
Khi bé của bạn lớn lên, dạ con có khuynh hướng nghiêng sang phải và các mô chằng có thể co thắt lại. Do đó, bạn sẽ cảm thấy cơn đau chuột rút xuất hiện thường xuyên ở phía bên phải.

Cách làm giảm chứng đau bụng khi mang thai

Làm sao để giảm các cơn đau bụng khi mang thai? Nghỉ ngơi khi các cơn đau ập đến là cách ứng phó nhanh nhất khi bị chuột rút. Ngoài ra, bạn có thể thử làm theo các bước dưới đây:

  • Ngồi xuống một lúc.
  • Nếu bạn đau phía bên trái, thử nằm nghiêng sang phải và gác chân lên.
  • Tắm nước ấm.
  • Dùng túi nước ấm để chườm khu vực bị đau.
  • Thư giãn tinh thần.
  • Đôi khi, việc quan hệ và đạt cực khoái cũng có thể làm cho bạn bị chuột rút và có một cơn đau lưng nhẹ. Nhưng đừng lo lắng, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy cực khoái kích thích sự chuyển dạ. Bạn có thể làm giảm khả năng bị chuột rút bằng cách quan hệ nhẹ nhàng và chậm rãi. Massage lưng sau đó cũng có thể giúp bạn làm dịu cơn đau.

Những dấu hiệu bất thường đi kèm với đau bụng khi mang thai phản ánh điều gì

Nếu bị đau bụng khi mang thai kèm theo cảm giác khó chịu thì sao? Đau vùng bụng có thể là dấu hiệu của một bệnh khác không liên quan đến mang thai. Viêm ruột thừa, u nang buồng trứng, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc viêm túi mật có thể gây ra các cơn đau vùng bụng.

tim hieu ve chung dau bung khi mang thai de me bau phong tranh cac rui ro 1

Thai kỳ còn có thể gây ra một vấn đề khác, đó chính là u xơ tử cung. Bệnh này không ảnh hưởng gì tới bạn trước khi thụ thai nhưng có thể khiến bạn không thoải mái một khi đã mang thai.

Nếu bạn cảm thấy có gì đó không ổn, nên báo sớm với bác sĩ sản khoa của bạn. Đặc biệt trong trường hợp cơn đau không tự biến mất sau vài phút nghỉ ngơi hoặc nếu bạn bị chuột rút cùng với:

  • Có cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.
  • Sự tiết âm đạo bất thường.
  • Bị đốm hoặc chảy máu.
  • Đau nhức
  • Nôn ói
  • Sốt
  • Cảm lạnh

Đau bụng khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ nhất với những chứng bệnh mẹ bầu cần để ý

Cơn đau vùng bụng thường không phải là điều lo lắng trong những tháng đầu thai kỳ. Nhưng nếu bạn có các dấu hiệu khác đi kèm, bạn nên cẩn thận vì một trong các vấn đề bên dưới có thể xảy ra.

Sảy thai sớm do bất thường ở thai nhi gây đau bụng kèm chảy máu nhiều

Một điều đáng buồn là việc sảy thai sớm khá phổ biến. Nó xảy ra khi em bé không được phát triển một cách bình thường. Các dấu hiệu của việc này là thỉnh thoảng bị chuột rút, chảy máu hoặc đau nhức ở giữa vùng bụng dưới trong 12 tuần thai đầu tiên. Gọi cho bác sĩ càng sớm càng tốt, trong lúc chờ đợi, bạn nên nằm hoặc ngồi với hai chân đưa lên cao.
Nếu bạn chảy nhiều máu, thấm ướt nhiều hơn một miếng băng vệ sinh trong một giờ, bạn nên đi thẳng đến phòng cấp cứu ở bệnh viện gần nhất.

Thai ngoài tử cung gây đau bụng chảy máu nguy hiểm đến tính mạng

Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chấm dứt thai kỳ. Đây là tình huống rất nguy hiểm và bạn cần được can thiệp y tế ngay.

Triệu chứng của thai ngoài tử cung là những cơn đau thường bắt đầu ở một bên và lan rộng ra khắp vùng bụng. Ngoài ra, thai phụ có thể bị chảy máu sẫm màu. Tình trạng này thường xảy ra giữa tuần thứ 5 và tuần thứ 10 của thai kỳ. Gọi cho bác sĩ hoặc đến thẳng phòng cấp cứu ngay lập tức vì thai ngoài tử cung không được can thiệp kịp thời có thể gây tử vong.

Chứng đau bụng khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2 như thế nào cần lo lắng

Cơn đau bụng ở tam cá nguyệt thứ hai cơ bản không phải điều đáng lo ngại. Chỉ khi nào bạn bị đau bụng cùng với chảy máu, bạn mới cần lo lắng.

Sảy thai muộn với các chứng đau bụng kèm tiết dịch âm đạo bất thường

Sảy thai muộn ít phổ biến hơn sảy thai sớm, chỉ khoảng 1%. Các dấu hiệu của sảy thai muộn là đau cơ, chảy nhiều máu ở giữa tuần thứ 12 và tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu bạn bị chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch âm đạo bất thường, cần gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn.

Triệu chứng đau bụng khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ ba có thể do những nguyên nhân nguy hiểm sau

Vào tam cá nguyệt thứ 3, cơn đau vùng bụng có thể là dấu hiệu của sinh non. Tuy nhiên, đau bụng không có nghĩa là bạn sắp sinh ngay sau đó. Đôi lúc, ngay cả khi nước ối vỡ, đó vẫn chỉ là dấu hiệu chuyển dạ giả.

Sinh non khi bị đau bụng kèm co cơ dạy dày và tiêu chảy

Nếu bạn sắp sinh non, bạn sẽ cảm thấy đau ở hông hoặc bụng dưới, đau lưng, co cơ dạ dày và tiêu chảy. Bạn có thể cảm giác như nước ối đang vỡ ra và âm đạo bị co lại, tuy nhiên thường không gây đau đớn. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào trong khoảng giữa tuần thai thứ 24 đến 37.

tim hieu ve chung dau bung khi mang thai de me bau phong tranh cac rui ro 2

Nếu những cơn co thắt xuất hiện từ tuần thai thứ 37 trở đi, rất có thể bạn sắp chuyển dạ. Tại thời điểm này, các cơn co thắt là một phần của cơ thể chuẩn bị cho việc sinh con. Bạn có thể cảm thấy đau lưng nhẹ gây ra bởi áp lực gia tăng lên hông và phần lưng.

Cơn đau chuyển dạ thường ít dữ dội hơn những cơn co thắt khi bạn sắp sinh. Việc nghỉ ngơi trên ghế sofa hay đi bộ có thể giúp bạn giảm đau.

Tìm hiểu về chứng đau bụng khi mang thai để mẹ bầu phòng tránh các rủi ro trên đây mà mecuteo.vn tổng hợp lại bao gồm cả những chứng đau bụng thông thường lẫn những chứng bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe của mẹ bầu. Để bảo đảm sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý đến các biểu hiện đi kèm với đau bụng.

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , , , ,
Scroll to Top