Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khò khè có nguy hiểm không phải làm sao

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khò khè có nguy hiểm không phải làm sao sẽ là những vấn đề quan tâm hàng đầu của các mẹ vào những ngày thời tiết thay đổi bé yêu rất dễ mắc phải các chứng bệnh về đường hô hấp. Chắc chắn trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh sẽ có ít nhất một lần bé bị nghẹt mũi thở khò khè, nếu hệ hô hấp của bé sơ sinh yếu thì có thể gặp phải thường xuyên. Vì vậy các mẹ cần phải trang bị kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi như thế nào tốt nhất để có thể bảo vệ con trong những trường hợp này.

Hãy cùng mecuteo.vn theo dõi những thông tin trong bài viết này để có thêm kiến thức chăm sóc bé sơ sinh tốt nhất khi bị nghẹt mũi nhé.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khò khè có nguy hiểm không

Nghẹt tắc mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân, nhất là khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ thấy khó chịu, quấy khóc,… khó thở, dẫn đến bị thiếu ôxy ảnh hưởng đến sức khỏe. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó cần phải biết cách xử trí đúng cách khi trẻ bị nghẹt mũi.

Nghẹt mũi có thể xảy ra do nhiều lý do như cảm lạnh thông thường, dị ứng… Nếu các biện pháp khắc phục cho bé kể trên không có tác dụng, bạn cần cho con đi khám và chữa trị. Tuyệt đối không dùng miệng để hút mũi cho bé vì vừa mất vệ sinh vừa dễ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ.

tre so sinh bi nghet mui kho khe co nguy hiem khong phai lam sao 1

Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi rất khó chịu vì vậy việc trẻ bú kém là rất bình thường, cần phải duy trì lượng sữa đủ cho bé bằng cách cho trẻ bú nhiều lần bất cứ khi nào trẻ muốn, trước khi cho trẻ bú nên nhỏ mũi và hút mũi cho bé để mũi được thông thoáng và bú được nhiều hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Trong trường hợp mũi bị nghẹt, tắc, trẻ thở khó khăn, thở khò khè, khó ngủ, có thể kèm chảy nước mũi; hắt hơi, ho, thở dễ hơn khi được bế đứng, nằm cao đầu, trẻ cảm thấy mất ngửi… Khi trẻ phải thở bằng miệng nên họng khô, rát. Chất nhày của mũi chảy xuống họng làm cho trẻ vướng họng hay ho và hay bị nôn trớ;… Ở trẻ sơ sinh, ngạt tắc mũi làm trẻ bú khó khăn, bú không được dài hơi như trước vì khi bú trẻ không thở được bằng miệng nữa nên cứ bú một lúc lại phải dừng, há mồm thở để lấy thêm ôxy rồi bú tiếp, chính điều này làm cho trẻ dễ bị sặc,…

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè

Vệ sinh, làm thông thoáng mũi: Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn, giúp làm mềm vẩy cứng; loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi để dễ đào thải ra ngoài; thông thoáng mũi, giúp trẻ dễ thở, đào thải các mầm bệnh, cải thiện tình trạng sinh hoạt và vận động của trẻ. Biện pháp này còn giúp sát khuẩn nhẹ, an toàn cho niêm mạc mũi, làm giảm và hết nghẹt mũi. Nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 3 – 5 lần một ngày, đặc biệt trước khi cho trẻ bú hoặc ăn.

Hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi từng bên đúng cách: Có thể sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi. Đối với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi từng bên đúng cách. Dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, hỉ mũi bên kia và tiếp theo làm ở bên mũi còn lại. Chú ý nhắc trẻ không hỉ mũi thật mạnh cả 2 bên, động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ. Có thể sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ, tuy nhiên cần lưu ý làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và vệ sinh thật sạch trước và sau khi sử dụng.

tre so sinh bi nghet mui kho khe co nguy hiem khong phai lam sao 2

Vệ sinh tai mũi họng thường xuyên: Để giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị ngạt mũi, cha mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng, kê cao gối cho bé khi nằm, ngủ, vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho trẻ. Các bước vệ sinh, nhỏ nước mũi cho trẻ đúng cách:

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, chú ý không được dí sâu vào trong mũi bé.
  • Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mũi khoảng 2 giọt, chú ý khi nhỏ không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu mũi của bé.
  • Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.
  • Bước 4: Sau đó khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch mũi trong hốc mũi, dùng bóng hút hút đờm nhớt dịch mũi ra. Khi dùng bóng hút hút dịch một bên thì bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi tuyệt đối không được đưa sâu vào mũi trẻ, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra.
  • Bước 5: Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước. Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ngáy 4 lần đến khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi nữa thì dừng.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi tại nhà

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không phải là ít gặp, trẻ khi được sinh ra sức đề kháng và hệ miến dịch là rất thấp, khii trong bụng mẹ trẻ sống trong môi trường vô khuẩn nên khi bắt đầu tiếp xúc với môi trường ngoài rất dễ bị cảm virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vì vậy mà dẫn đến tình trạng bé bị nghẹt mũi, sổ mũi. Khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, các bà mẹ ai cũng lo lắng vì kèm theo đó là hiện tượng kém ăn, bỏ bú… Chị đã dùng nước muối sinh lý natri 0,9% nhỏ cho cháu là hoàn toàn hợp lý tuy nhiên cách nhỏ ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị. Để điều trị cho trẻ sơ sinh nghẹt mũi cần thực hiện như sau:

  • Trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với thời tiết đặc biệt nếu bé đã đang bị nghẹt mũi sổ mũi thì cần được quan tâm hơn hết, đầu tiên là chị cần giữ ấm cho bé đặc biệt là các bộ phận ngực, cổ họng, và tay chân, không để quạt chiếu thẳng vào người bé tuy nhiên chị đừng nghĩ vậy mà quấn cho trẻ rất nhiều quần áo đến nỗi nóng và toát mồ hôi như vậy trẻ rất dễ bị cảm và viêm phổi. Chỉ cần cho trẻ mặc đủ ấm không quá nóng hay bị lạnh là được. Tham khảo thêm bài viết chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi
  • Bé mới sinh vì vậy nên đừng nghĩ con ốm mà không chịu tắm rửa đây là một quan niệm sai lầm khi trẻ đã đang nghẹt mũi khó thở mà lại không được vệ sinh thân thể thì các vi khuẩn virus có hại càng dễ tấn công trẻ vì vậy trong thời gian trẻ bị ốm không được kiêng tắm. Tuy nhiên việc tắm cho bé cũng cần phải thực hiện nghiêm ngặt là tắm cho trẻ trong phòng kín không được có gió lùa, tắm bằng nước ấm không được quá nóng hay quá lạnh, sau khi tắm xong phải lo người thật khô cho trẻ trước khi mặc quần áo.
  • Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi rất khó chịu vì vậy việc trẻ bú kém là rất bình thường, cần phải duy trì lượng sữa đủ cho bé bằng cách cho trẻ bú nhiều lần bất cứ khi nào trẻ muốn, trước khi cho trẻ bú nên nhỏ mũi và hút mũi cho bé để mũi được thông thoáng và bú được nhiều hơn.
  • Ngoài ra chỉ được dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc nhỏ mũi khác khi được sự đồng ý của bác sĩ. Tuyệt đối không được dùng miệng hút mũi cho bé vì miệng người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho bé. Nếu tính trạng bệnh không tiến triển mà kéo dài thì chị nên đưa bé đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.

Thêm 1 số cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khò khè cho các mẹ:

  • Dùng nước muối sinh lý: Bạn có thể dùng nước muối sinh lý (dạng ống thuốc 0,9% có bán ở các cửa hàng thuốc) nhỏ 1 giọt vào từng lỗ mũi của bé, rồi để 2 phút sau làm sạch mũi cho bé bằng bông sạch. Trong khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì đầu ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.
  • Xông hơi: Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng đờm được hình thành trong mũi bé. Cách này cũng giúp mũi trẻ được thông thoáng và dễ thở hơn. Bạn có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái cốc và bế bé cẩn thận để bé hít hơi nước bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé sẽ khiến mũi, họng sạch và thông đờm. Bạn có thể thêm một chút muối trắng để bé hít được hơi nước muối sẽ có tác dụng tốt hơn.
  • Kê gối cao: Cho trẻ nằm gối thấp sẽ khiến con gặp khó khăn khi thở hơn, vì vậy, mẹ nên kê gối cao hơn thường ngày. Đồng thời, khi bé ngủ, mẹ nên dùng hai mu bàn tay day day cánh mũi cho bé, đảm bảo bé sẽ dễ chịu hơn.
  • Uống nhiều nước: Do mũi bị tắc, con sẽ phải hít thở qua miệng, điều này có thể gây mất nước cho cơ thể bé. Vì vậy, bạn nên cho bé uống nhiều nước và ăn thực phẩm nhiều nước.

Vậy là các mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khò khè có nguy hiểm không phải làm sao này rồi phải không nào. Khi bé sơ sinh bị nghẹt mũi các mẹ cần phải chú ý chăm sóc giúp bé nhanh chóng vượt qua để phát triển khỏe mạnh toàn diện nhất. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng mecuteo.vn để biết thêm thông tin cho sức khỏe nhé.

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , , , , ,
Scroll to Top