Trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được lâu ngày kéo dài phải làm sao

Trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được lâu ngày kéo dài phải làm sao. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề thì ảnh hưởng đến sức khỏe làm trẻ dễ bị táo bón, tiêu chảy… Trong đó táo bón ở trẻ sơ sinh là thường gặp nhất khiến trẻ rất khó chịu sức khỏe ngày càng suy giảm. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh, hãy cùng tham khảo để có thêm kiến thức kinh nghiệm chăm sóc con cái tốt nhất nhé!

1. Dấu hiệu trẻ bị táo bón

Khi bé đang trong độ tuổi chập chững biết đi thì không có một con số hay khoảng cách chính xác giữa các lần đi tiêu của bé. Bạn chỉ nên xét theo thói quen bình thường hàng ngày của bé. Bé có thể đi ngoài sau mỗi bữa ăn hoặc một hai ngày sau đó hoặc có thể dài hơn giữa các lần đi tiêu. Cách đi tiêu của bé phụ thuộc vào việc bé ăn và uống gì, vận động như thế nào và tốc độ tiêu hóa cũng như đi tiêu ra sao.

Những dấu hiệu bạn cần chú ý:

  • Số lần đi tiêu ít, đặc biệt khi bé không đại tiện từ 4 ngày trở lên và cảm thấy khó chịu khi đi.
  • Phân rắn, khô và khó rặn.
  • Phân trong tả, trong bô hoặc quần của bé rất lỏng. Phân lỏng có thể đi qua phân cứng ở ruột dưới và ra ngoài ở dạng phân lỏng trong tả hoặc quần bé. Nếu thấy dấu hiệu này, đừng nghĩ rằng bé bị tiêu chảy, rất có thể đó là dấu hiệu của táo bón đấy.

tre so sinh bi tao bon khong di ngoai duoc lau ngay keo dai phai lam sao 1

2. Nguyên nhân gây táo bón cho trẻ

  • Ăn quá ít chất xơ: Nếu bé ăn nhiều sữa, pho mát, sữa chua hoặc bơ đậu phộng và không đủ rau quả, ngũ cốc có thể sẽ bị bón.
  • Sợ ngồi bô: Nếu con bạn bị áp lực phải tập ngồi bô thì có thể bé sẽ nín nhịn. Nếu bé có dấu hiệu căng thẳng khi phải đi tiêu như gồng mình, uốn cong lưng và mặt đỏ lên nhưng phân lại không ra được thì bé có thể sẽ nín nhịn.
  • Thiếu nước: Nếu con bạn không uống đủ nước, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách hấp thụ nhiều chất lỏng hơn từ những gì bé ăn, uống và kể cả từ chất thải. Điều này dẫn đến việc phân bị khô, rắn làm bé khó đi tiêu.
  • Ít vận động: Đi lại giúp máu lưu thông đến hệ thống tiêu hóa của bé. Vì thế, khi bé không vận động thì sẽ khó đi ngoài hơn.

3. Trẻ bị táo bón phải làm sao

Tránh cho bé ăn các các loại thực phẩm gây táo bón: Các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát, sữa chua và kem. Ngoài ra, nếu bạn cho bé ăn quá nhiều chuối hoặc cà rốt cũng có thể khiến bé bị táo bón đấy.
Tăng lượng chất xơ hấp thụ cho bé: Bạn nên cho bé ăn nhiều bánh quy giòn từ lúa mì, ngũ cốc, bánh mì và rau quả như mận, mơ, bánh ăn dặm, đậu Hà Lan và bông cải xanh.

Để phân mềm, hãy cho bé uống nhiều nước hơn. Nước lọc là sự lựa chọn tốt nhất, nhưng một chút nước ép mận hoặc đào cũng mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế lượng nước ép bé uống mỗi ngày để phòng ngừa sâu răng và chứng biếng ăn. Bé uống đủ nước sẽ thay 4 đến 5 tã ướt mỗi ngày hoặc xi tiểu ít nhất sau mỗi năm hoặc sáu tiếng.

Khuyến khích bé bò, leo trèo và đi lại hàng ngày để tăng cường quá trình lưu thông máu khắp cơ thể.
Mát xa bụng bé: Để ba ngón tay dưới rốn bé và ấn nhẹ nhàng nhưng sâu xuống bụng bằng các ngón tay. Ấn đến khi bạn cảm thấy chắc tay. Tiếp tục nhẹ nhàng nhưng đều khắp trong vòng ba phút.

Đừng tạo áp lực để buộc bé ngồi bô khi bé chưa sắn sàng. Ép bé tập ngồi bô có thể làm bé sợ hoặc phản kháng và có khả năng sẽ nín nhịn đi tiêu. Thay vào đó, bạn nên tăng lượng chất xơ trong khẩu phần của bé, tạm dừng tập đi bô và tập lại khi nào bạn thấy bé đã sẵn sàng.

Khuyến khích bé dùng bô ngay khi bé có nhu cầu đi vệ sinh. Nếu bé nói chưa muốn đi thì hãy thử cho bé ngồi bô từ 5 đến 10 phút sau khi ăn sáng và ăn tối. (Trẻ bị táo bón lâu ngày có thể sẽ không nhận thức được trực tràng đã căng đầy). Cố gắng làm bé thoải mái bằng cách đọc sách trong khi bé đang ngồi bô. Đừng ép buộc bé ngồi nếu bé không thích, hoặc bé sẽ nghĩ việc tập đi bô như một hình phạt.

Nói chuyện với bác sĩ của bé về phương pháp điều trị: Có thể họ sẽ kê cho bé các loại thuốc giúp làm mềm phân, thuốc bôi trơn như dầu khoáng, thuốc đạn đặt ở hậu môn hoặc thuốc nhuận tràng. Thỉnh thoảng bạn có thể đặt thuốc cho con, nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì bé có thể sẽ bị phụ thuộc vào nó để đi tiêu.

Lưu ý: Nếu con bạn nín nhịn đi tiêu thì cách điều trị bằng thuốc đạn hoặc thuốc xổ có thể làm bé khó chịu. Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp điều trị này.

Nếu bé đi ngoài phân khô và rắn làm vùng da nhạy cảm gần lỗ hậu môn (bạn có thể nhìn thấy những vết nứt, gọi là nứt hậu môn hoặc một chút máu), bạn có thể thoa kem dưỡng lô hội để liền vết nứt. Nhớ nói với bác sĩ về các vết nứt này.

Trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được lâu ngày kéo dài phải làm sao. Chúng ta đã xem qua những thông tin cần biết về bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh. Hy vọng sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất ngay tại nhà. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ hạnh phúc bé yêu phát triển khỏe mạnh và đừng quên đồng hành cùng mecuteo.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe cả nhà nhé!

Đánh giá Trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được lâu ngày kéo dài phải làm sao 9/10 dựa trên 23397 đánh giá.

Tags: , , , , ,
Scroll to Top