Triệu chứng trẻ sốt mọc răng với cách chăm sóc và chế độ ăn uống cho bé

Triệu chứng trẻ sốt mọc răng với cách chăm sóc và chế độ ăn uống cho bé là nội dung cùng kiến thức thật quan trọng nhằm giúp cha mẹ có thể phân biệt được đâu là trường hợp sốt cho mọc răng cũng như đâu là sốt cho các căn bệnh khác mà có kế hoạch theo dõi cho thật đúng đắn, khoa học. Cha mẹ nên biết rằng, trẻ ở vào độ tuổi từ 6-8 tháng tuổi sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và hoàn thiện hàm răng cho đến khi bé được 3 tuổi. Và đây cũng được xem là giai đoạn trẻ hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe do quá trình hình thành răng gây nên, do vậy bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức về chăm sóc bé, đề phòng các vấn đề về sức khỏe gây hại cho trẻ. Tóm lại việc trang bị cần thiết vể chăm sóc sức khỏe cho con theo từng giai đoạn, từng tháng tuổi là vô cùng cần thiết, tránh hạn chế những dấu hiệu không mong đợi có thể làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển bình thường của con trong những tháng tuổi đầu đời. Vậy đâu là triệu chứng cũng như chế độ ăn uống chăm sóc đúng đắn khoa học cho trẻ khi sốt do mọc răng?

Hãy cùng Mecuteo.vn tìm hiểu những triệu chứng trẻ sốt mọc răng với cách chăm sóc và chế độ ăn uống cho bé một cách đúng đắn khoa học bên dưới đây nhé!

Triệu chứng và cách chăm sóc khi bé mọc răng

Chảy nước dãi khi bé mọc răng

Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, thường là vào tháng thứ 4 sẽ có hiện tượng chảy dãi quanh miệng trẻ. Bố mẹ không cần lo lắng vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ,. Hãy dùng khăn mềm lau sạch dãi cho trẻ để ngừa dãi chảy xuống cổ bé gây mẩn ngứa, khó chịu hoặc chảy xuống áo bé.

Khi bé mọc răng sẽ hay ngứa răng và thích cắn

Khi mầm răng nhú lên sẽ  khiến lợi của bé bị kích thích dẫn đến ngứa ngáy. Trẻ có xu hướng đút tay vào miệng nhai, hay nhai các đồ vật trong tay. Để đảm bảo vệ sinh và không làm hỏng nướu bé, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ các dụng cụ, đồ chơi gặm nướu chuyên dụng. Mẹ có thể dùng dụng cụ trợ ti nếu hay bị bé cắn trong khi bú.

Ho

Nếu bé ho nhẹ nhưng không kèm theo sốt, hắt hơi, sổ mũi thì không nên quá lo lắng, vì đây là biểu hiện bình thường do việc tiết nhiều dãi gây nên. Tuy nhiên, nên quan sát và đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu thấy trẻ ho bất thường như ho nhiều, cố dặn lấy hơi để ho, đỏ bừng mặt hoặc hơi tái khi ho, bé mệt mỏi, bỏ bú…

Trẻ quấy khóc

Không phải trẻ nào cũng quấy khóc hay khó chịu trong giai đoạn mọc răng, vì quá trình mọc răng ở mỗi trẻ không giống nhau, do đó, bố mẹ cần quan sát kĩ, nếu trẻ quấy khóc, bứt rứt khó chịu cần có những biện pháp dỗ cho trẻ nín khóc như hát ru, đưa trẻ đi dạo, thu hút sự chú ý của trẻ bằng âm nhạc, đồ chơi phát nhạc…

Bỏ ăn

Trẻ giai đoạn này thường có biểu hiện bỏ bú hoặc chán ăn, do việc mọc răng gây khó chịu cho bé. Nếu việc bỏ bú xảy ra trong thời gian dài, trẻ không chịu ti mẹ hay ăn thức ăn dặm, khiến sức khỏe, cân nặng của trẻ giảm sút đáng kể, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn cách chăm sóc phù hợp. Có thể kéo dài thời gian giữa các cữ bú hay ăn dặm để bé thấy đói và đòi ăn.

trieu chung tre sot moc rang voi cach cham soc va che do an uong cho be 1

Sốt khi bé mọc răng

  • Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc trẻ bị sốt trong giai đoạn mọc răng là bình thường, do có nhiều trẻ chỉ sốt nhẹ, nhưng cũng có trẻ bị sốt cao, thậm chí co giật và kéo dài nhiều ngày. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức lưu ý khi thấy bé bị sốt.
  • Nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ, dưới 39 độ, có thể dùng các biện pháp hạ sốt như chườm khăn ấm, cho trẻ mặc thoáng. Tuyệt đối không chườm lạnh cho trẻ dễ khiến trẻ bị sốc do lạnh đột ngột.
  • Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều quy định đúng đối với trẻ em và đo thân nhiệt cho bé thường xuyên.
  • Nếu tình trạng sốt của trẻ kéo dài cần đưa trẻ đi khám, đề phòng các vấn đề khác về sức khỏe của trẻ gây nên.

Khó ngủ

Nếu thấy trẻ có biểu hiện khó ngủ, hay thức giấc vào ban đêm, mẹ có thể để bé tự ngủ lại hay dỗ bé ngủ bằng cách hát ru, hay xoa lưng, vỗ nhẹ vào mông bé…

trieu chung tre sot moc rang voi cach cham soc va che do an uong cho be 2

Những hiện tượng trên chỉ xảy ra trong giai đoạn ủ răng, sau khi răng bé đã mọc, bé sẽ trở lại bình thường. Do đó bố mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên cũng cần chú ý quan sát trẻ, theo dõi các triệu chứng khi bé mọc răng và cách chăm sóc khi bé mọc răng để giúp trẻ phát triển tốt nhất, nếu nhận thấy những vấn đề bất thường cần đưa trẻ đi kiểm tra để có biện pháp chăm sóc kịp thời. Hy vọng các biện pháp Chăm sóc khi bé mọc răng trên đây sẽ giúp ích cho bố mẹ bổ sung kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc bé tốt hơn

Sốt mọc răng ở trẻ nhỏ thường kéo dài bao lâu?

Thông thường, mọi dấu hiệu trên kéo dài khoảng 2-3 ngày thì chiếc răng mới nhú lên, đó cũng chính là thời điểm dấu hiệu sốt và tiêu chảy ở bé giảm dần rồi mất hẳn.

Bé mọc răng cần được chăm sóc như thế nào cho đúng?

  • Khi thấy bé nóng, nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho bé. Khoảng gần 38oC là bé sốt vừa, trên 38oC là bé sốt cao. Nếu bé sốt cao, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bởi vì, bé sốt gần 39oC có thể kéo theo dấu hiệu bị co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê (hoặc tử vong).
  • Nếu bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.
  • Có thể lau mát hạ sốt cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá lạnh hay nước quá nóng. Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.
  • Với bé lớn hơn, khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.
  • Nếu bé bị sốt cao, co giật, lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi.
  • Tiếp đến, đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lý kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm về sức khỏe hoặc để lại những di chứng nặng nề sau này như: chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh… Sốt cao co giật hay đi kèm các dấu hiệu khác như: phát ban, khó thở…

Cha mẹ cần phải làm gì khi bé sốt mọc răng?

  • Thay đổi chế độ ăn bằng bột, sữa hoặc cháo loãng cho bé.
  • Giữ vệ sinh răng miệng cho bé: cho bé uống nước lọc sau khi ăn, lau bằng khăn mềm, chải răng cho bé, làm thường xuyên và nhiều lần trong ngày.
  • Không để bé tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành sắc cạnh, vì có thể bé sẽ “nhai” làm tổn thương đến lợi.
  • Cho bé ăn chuối xắt lát lạnh, giúp lợi của bé được xoa dịu, giảm sưng. Và khi cảm thấy dễ chịu bé sẽ không quấy phá và hạ sốt.
  • Khi bé sốt bạn có thể lau người cho bé bằng nước ấm vì nước lạnh hay nóng quá đều có thể làm tình trạng của bé tệ hơn. Nước ấm sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn. Mặc cho bé những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra.
  • Cho bé uống thêm nhiều nước nếu bé đi phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần trong một ngày.
  • Uống thuốc giảm đau theo đơn bác sĩ (ibuprofen – thuốc đặc chế cho bé, giúp bé giảm sốt do đau răng).

trieu chung tre sot moc rang voi cach cham soc va che do an uong cho be 3

Phương pháp chăm sóc bé sốt mọc răng

  • Trước tiên hãy dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt thân của bé, nếu trên 38 độ C thì bé đã bị sốt cao rồi đó mẹ. Khi đó mẹ nên đưa bé đi khám sớm, nếu không kịp thời dễ dẫn đến co giật toàn thân, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến bé bị hôn mê (hoặc tử vong). Nếu bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.
  • Mẹ hạn chế đừng cho bé tiếp xúc với những đồ chơi vuông thành sắc cạnh, vì có thể bé sẽ “nhai” làm tổn thương đến lợi.
  • Lau người cho bé bằng nước ấm vì nước ấm sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn.
  • Mặc cho bé những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra.
  • Tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm hạ sốt cho bé bởi đá lạnh vừa khiến bé khó chịu lại vừa khiến tình trạng sốt ở bé tồi tệ hơn do các mạch máu bị co lại. Đá lạnh cũng khiến bé dễ bị viêm phổi.
  • Cho bé uống thêm nhiều nước nếu bé đi phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần trong một ngày.
  • Mẹ nên tăng cường các cữ bú cho bé trong ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.
  • Khuyến khích bé uống thêm nước lọc (hoặc có thể pha sữa bình cho bé loãng hơn bình thường). Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.
  • Nếu bé bị sốt cao, co giật, lấy một chiếc khăn mềm, nhỏ, gấp lại rồi kẹp vào miệng bé, đề phòng bé cắn vào lưỡi
  • Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mọc răng

  • Khi trẻ mọc răng, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng. Không nền cho trẻ ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé.
  • Bổ sung thêm các thẩm phẩm có canxi cho trẻ
  • Có thể xay nhuyễn thức ăn cho trẻ dễ nuốt, hoặc nghiền trái cây và rau củ cho trẻ uống bổ sung.
  • Cho bé ăn chuối xắt lát lạnh, sữa chua mát để giúp lợi của bé được xoa dịu, giảm sưng.
  • Người mẹ nên ăn uống đa dạng, kể cả những chất như: dầu mỡ, tôm, cá (chất tanh) để đảm bảo chất lượng sữa cho bé tiêu chảy bú. Nếu bản thân người mẹ cũng mắc chứng tiêu chảy khi cho con bú thì người mẹ nên tránh ăn các loại đường ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có gas hoặc những loại thực phẩm đóng hộp như: xúc xích, thịt hun khói…
  • Nếu như qua 3-4 ngày mà các dấu hiệu sốt nóng ở trẻ vẫn không thuyên giảm, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Hết sức thận trọng vì nếu không xử lí kịp thời, bé sẽ gặp nguy hiểm  hoặc để lại di chứng sau này.

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc bé sốt mọc răng của mẹ Hip

Hôm nay, mẹ Hip muốn chia sẻ kinh nghiệm cực hay, cực ‘hot’ dành cho mẹ nào đang nuôi bé ở thời kỳ trong cữ nhé!

Tối hôm đó, khi mình đưa con từ nhà bà ngoại về nhà (nhà bà ngoại chỉ cách nhà có một dãy nhà tập thể nên ban ngày ở nhà ngoại tối cả nhà lại lỉnh kỉnh đồ về nhà ngủ) thì gặp một chị hàng xóm. Đang chờ ông xã mở cửa, chị hỏi thăm chuyện sức khỏe của bé:

Trộm vía, bé con nhà mình trông yêu thế! Đêm bé ngủ ngoan lắm phải không? Chị ở bên cạnh mà chẳng nghe thấy tiếng khóc gì cả. Thế bé được mấy tháng rồi, mọc răng chưa?.

Bé nhà em được 3 tháng 9 ngày rồi. Mai là cháu tròn 3 tháng 10 ngày đấy chị à. Trộm vía, trong cữ bé con nhà em không quấy khóc nhiều, không biết hết cữ có thay nết không nữa.

Chẳng sợ đâu em à, bé cứ ăn ngoan ngủ ngoan sẽ không quấy khóc đâu. Mà mai bé đủ 3 tháng 10 ngày, em muốn con mọc răng không bị sốt nhớ lấy lá hẹ tươi (bé trai thì bảy lá, bé gái thì 9 lá) rửa sạch bằng nước sôi để nguội rồi giã nát lấy nước cốt, dùng ngón tay hoặc chiếc khăn của bé chấm nước lá hẹ đó rồi bôi lên hai lợi của bé. (bôi đi bôi lại khoảng 7 – 9 lần). Mùi lá hẹ hơi hắc có thể bé sẽ khóc nhưng cố trà lên lợi cho bé nhé. Lá hẹ tốt lắm, ngày xưa chị cũng làm với hai con của chị, các cháu mọc răng chẳng bị sốt tý nào. Đôi khi, con nhỏ bị mũi, họng khò khè chị cũng dùng lá hẹ cắt nhỏ cho vào nồi cơm hấp với mật ong cho con uống cũng thấy khỏi.

Lá hẹ tươi giúp bé không bị sốt khi mọc răng

Em cũng vẫn hấp lá hẹ với mật ong cho con em uống hồi hai tháng cũng thấy khỏi nhưng chưa nghe thấy lấy nước cốt lá hẹ bôi vào lợi của bé để bé khỏi bị sốt khi mọc răng’.

Vậy mai nhớ làm nhé. Thôi cho bé vào nhà kẻo sương. Thằng bé đến là ngoan’.

Sáng hôm sau mình đã làm như lời chị dặn. Sau khi vệ sinh lợi cho bé, mình rửa sạch lá hẹ rồi giã nát ra, lấy một chiếc khăn sạch chấm vào nước lá hẹ bôi đi bôi lại vào lợi của bé cũng chỉ mong khi mọc răng con sẽ không bị sốt. (Thật tình mà nói, khi đã làm mẹ thì thời điểm mọc răng của con là thời kỳ quan trọng và đầy lo lắng, mẹ bé sẽ phải đối diện với những cơn sốt của con mỗi khi con mọc răng mà)…

Khi bé nhà mình tròn 5 tháng, mình thấy bé có hiện tượng chảy rớt rãi nhiều, bé lúc nào cũng cho cả bàn tay vào miệng. Bé nhà mình vẫn chơi và ăn đều, ngủ ngoan. Thỉnh thoảng ti mẹ thấy bé nghiến răng đau điếng cả người, kiểm tra miệng mình thấy lợi sưng. Thấy bà ngoại bảo khi lợi bắt đầu sưng và lứt thì bé sẽ mọc răng. Mình vừa lo vừa hồi hộp chờ đợi chiếc răng đầu tiên nhú lên và không ngừng đặt câu hỏi, không biết bé có bị sốt không? Bé gặp ai cũng chỉ muốn cắn, nước rớt nước dãi chảy ra nhiều, mình mừng thầm trong lòng khi không có biểu hiện của sốt và hai chiếc răng sữa bắt đầu nhú lên khỏi lợi…

Đến bây giờ khi bé nhà mình sắp được 14 tháng, bé mọc 8 răng ( 4 răng trên và 4 răng dưới) nhưng chưa một lần bé bị sốt. Điều mà mình rất vui mừng và bây giờ bé đang chuẩn bị mọc răng hàm, mình thấy lợi bé bắt đầu xưng lên, hay chảy rãi, thỉnh thoảng cho bé ti, bé lém lỉnh nghiến ti của mẹ đến mà ghét.

trieu chung tre sot moc rang voi cach cham soc va che do an uong cho be 4

Ngoài ra, cha mẹ cần phải lưu ý một số điều quan trọng

  • Nếu bé đi cầu phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.
  • Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám.
  • Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.

Dinh dưỡng cho trẻ đang mọc răng

  • Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm để trẻ ăn uống dễ dàng, thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
  • Khi mọc răng, các bé có thể không chịu ăn nếu thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi. Các mẹ có thể chuẩn bị loại thức ăn sau nhằm khiến bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo chế độ ăn cho bé hàng ngày.

Thực phẩm xay nhuyễn dành cho trẻ em

  • Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn. Bố mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố.
  • Có thể cho bé ăn rặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nhưng nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.

Bánh ăn dặm cho bé đang mọc răng

Loại bánh này có bán trong các cửa hàng và siêu thị chuyên dành cho bé . Loại bánh này mềm ra khi kết hợp với nước bọt của bé. Hầu hết bánh ăn dặm cho bé mọc răng có chứa rất ít đường và không có chất bảo quản.

Các loại rau nấu chín

Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng.

Đồ uống mát

  • Đồ uống mát có thể làm dịu những em bé quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Một số bà mẹ thường cho bé uống nước ép trái cây pha với nước.
  • Trẻ sơ sinh trên 12 tháng thường rất thích sữa lạnh. Các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.

Lưu ý: Các triệu chứng khi trẻ mọc răng không bao giờ gồm sốt cao, ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài, mà có thể là triệu chứng của bệnh khác, khi đó bạn cần đưa trẻ đi khám ngay.

Thông qua việc tìm hiểu dấu hiệu triệu chứng trẻ sốt mọc răng với cách chăm sóc và chế độ ăn uống cho bé trên đây, chúng tôi hi vọng rằng sẽ giúp ích thật nhiều cho các bậc phụ huynh đang trong giai đoạn chăm sóc nuôi nấng con nhỏ. Mẹ nên nhớ rằng, vào độ tuổi quy định cho việc mọc răng của con sẽ thường có nhiều biểu hiện biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe có thể sẽ khiến con cảm thấy khó chịu bức rức trong người cho nên việc đầu tiên là bố mẹ cần trang bị kiến thức cũng như chuẩn bị tâm lý thật vững vàng để hỗ trợ cùng con vượt qua mọi khó khăn. Chúc các mẹ nuôi con khỏe-dạy con ngoan. Đừng quên đồng hành và ủng hộ Mecuteo.vn nhé!

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , , , , , ,
Scroll to Top