Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai và những lưu ý mẹ bầu cần phải biết

Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai và những lưu ý mẹ bầu cần phải biết là tập hợp những kiến thức quan trọng và cần thiết nhằm giúp các chị em biết cách hạn chế và điều trị sớm cho mình, tránh những hậu quả nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi trong bụng. Các mẹ nên nhớ rằng, cao huyết áp thai kỳ chính là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm thường gặp ở các mẹ bầu và nó cũng là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng tiền sản giật và mức độ cao hơn là dẫn tới tử vong cà mẹ và con. Thế nên khi rơi vào trạng thái bệnh này, người mẹ cần được các bác sỹ theo dõi thường xuyên và có kế hoạch điều trị chặt chẽ hơn để đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con. Vậy mức độ nguy hiểm và biến chứng từ căn bệnh cao huyết áp khi mang thai như thế nào và có những vấn đề gì cần phải lưu ý?

Hãy cùng Mecuteo.vn tham khảo những thông tin quan trọng bên dưới đây để biết được tình trạng bệnh cao huyết áp khi mang thai diễn tiến nguy hiểm như thế nào nhé!

Một vài kiến thức cần thiết mẹ bầu nên biết về hiện tượng bệnh cao huyết áp khi mang thai

  • Cao huyết áp khi mang thai là hiện tượng phụ nữa mang thai có huyết áp bằng hoặc trên 140/90mm Hg.
  • Cao huyết áp khi mang thai có thể do nguyên nhân độc lập với tình trạng mang thai hoặc nguyên nhân do có thai. cao huyết áp có thể có sẵn trước lúc mang thai hoặc có sẵn và nặng thêm khi có thai, thậm chí chỉ xuất hiện khi có thai.
  • Có khoảng 15% phụ nữ mang thai bị cao huyết áp và là dấu hiệu của một thai kỳ nguy cơ cao cho mẹ và thai nhi. cao huyết áp khi mang thai thường xuất hiện vào thời gian nửa sau thai kỳ và khỏi hoàn toàn khi hết thời kỳ hậu sản.
  • Những người bị tăng huyết áp ở lần mang thai đầu, có nguy cơ tăng huyết áp ở lần mang thai sau, nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp và đột quỵ sau này.

bien chung cua tang huyet ap khi mang thai va nhung luu y me bau can phai biet 1

Biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp khi mang thai chính là tiền sản giật và sản giật

Tiền sản giật rất nguy hiểm cho thai phụ. Nếu huyết áp không được kiểm soát kèm với phù và đạm niệu (có đạm trong nước tiểu) tạo nên một bệnh cảnh đặc biệt trong sản khoa gọi là hội chứng tiền sản giật – sản giật, có thể đưa đến cơn sản giật – cơn co giật: ban đầu có thể là nhức đầu, sau đó cơn co giật cả người trong vài giây đến vài phút. Bệnh nhân lơ mơ trong cơn co giật rồi tỉnh lại một cách chậm chạp. Cơn co giật có thể xảy ra một lần hay nhiều lần liên tục nếu huyết áp vẫn tăng cao. Càng co giật nhiều lần thì càng nguy hiểm cho mẹ và con. Những dấu hiệu cho thấy bệnh nặng là: nhức đầu, mờ mắt, đau vùng thượng vị hay vùng hạ sườn phải, tri giác tăng huyết áp thay đổi.

bien chung cua tang huyet ap khi mang thai va nhung luu y me bau can phai biet 2

Cao huyết áp khi mang thai biến chứng thành tiền sản giật ở thai phụ trong độ tuổi nào là nhiều nhất?

  • Tiền sản giật thường gặp ở những phụ nữ mang thai con so nhỏ tuổi hoặc con so lớn tuổi, xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện sớm hơn, trong những trường hợp đa thai và thai trứng.
    Tăng huyết áp cùng với các yếu tố di truyền, dinh dưỡng kém hoặc béo phì, nghiện thuốc lá, bệnh tim mạch, bệnh thận hay bệnh đái tháo đường có thể góp phần trong sự xuất hiện của tiền sản giật.
  • Trước đây, người ta chẩn đoán tiền sản giật dựa vào 3 yếu tố: chứng tăng huyết áp, phù và protein niệu nhưng quan niệm hiện đại thì cho rằng, chỉ cần có tăng huyết áp thai nghén kèm protein niệu nhiều là đủ để chẩn đoán tiền sản giật.

Hậu quả của tiền sản giật đối với thai nhi

  • Tiền sản giật gây nguy cơ thai nhi chậm phát triển trong buồng tử cung, đẻ non và tổn thương nhiều cơ quan khác.
  • Đặc biệt nghiêm trọng là để lại hậu quả lâu dài trên hệ tim mạch của trẻ.

Những lưu ý cần thiết đối với các mẹ bị cao huyết áp khi mang thai

  • Tiền sản giật có thể dự phòng hoặc giảm bớt biến chứng nhờ theo dõi thai nghén tốt, chú ý các yếu tố thuận lợi đưa đến tiền sản giật qua bệnh sử gia đình, bệnh sử nội khoa và bệnh sử thai kỳ lần này.
  • Cần tuân thủ việc điều trị đường nghiêm ngặt hoặc các bệnh nội khoa khác đang có sẵn.
  • Sản phụ có thể nghỉ ngơi tại nhà nếu bệnh nhẹ, tự đếm cử động thai, tự theo dõi phát hiện các dấu hiệu bất thường như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan, buồn nôn, nôn nhiều. Cần nhập viện ngay khi có một trong các dấu hiệu trên bởi thực tế tiền sản giật biến thành sản giật rất khó đoán trước được. Nếu xảy ra sản giật, sản phụ có thể rơi vào hôn mê, phù não, xuất huyết não, phù phổi cấp, suy tim, bong nhau non gây tử vong cho mẹ và con.

bien chung cua tang huyet ap khi mang thai va nhung luu y me bau can phai biet 3

  • Việc điều trị tùy thuộc phần lớn vào mức độ trầm trọng của bệnh và tuổi thai. Chủ yếu là hạ huyết áp, điều chỉnh các rối loạn về huyết học, chức năng gan, thận, cắt cơn giật nếu có. Có thể giúp sinh hoặc mổ lấy thai nếu cần chấm dứt nhanh thai kỳ. Đối với các sản phụ đã có biến chứng của cao huyết áp như tim to, suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận thì nên chấm dứt thai kỳ sớm vì bệnh chỉ mất đi khi không còn mang thai trong tử cung.
    Sau sinh 1-2 tuần, các triệu chứng của tiền sản giật và sản giật tự nhiên biến dần. Nếu huyết áp chậm trở về bình thường, cần tiếp tục điều trị nội khoa.

Mong rằng với các biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai và những lưu ý mẹ bầu cần phải biết được cung cấp trên đây sẽ giúp ích thật nhiều cho các thai phụ để sớm tìm ra biện pháp tốt nhất nhằm khắc phục tình trạng vô cùng nguy hiểm này. Tiền sản giật chính là dấu hiệu biến chứng rất nguy cấp với thai phụ và đứa bé nên tốt nhất là khi phát hiện huyết áp của mình không ổn định thì mẹ bầu nên tìm đến bác sỹ để nhận được những tư vấn cũng như chia sẻ tốt nhất cho trường hợp của mình. Chúc các mẹ có một thai kỳ thành công như mong đợi. Hãy luôn đồng hành và ủng hộ Mecuteo nhé!

Đánh giá Biến chứng của tăng huyết áp khi mang thai và những lưu ý mẹ bầu cần phải biết 9/10 dựa trên 1529 đánh giá.

Tags: , , , ,
Scroll to Top