Biến chứng bệnh cảm lạnh ở trẻ em và các dấu hiệu nhận biết

Biến chứng bệnh cảm lạnh ở trẻ em và các dấu hiệu nhận biết một cách chính xác nhất giúp các bậc cha mẹ có thể nhanh chóng kịp thời chăm sóc đưa trẻ đi bệnh viện tránh những nguy hiểm xấu nhất có thể xảy ra. Nếu bé yêu của bạn bị cảm lạnh các bạn không nên xem nhẹ vì nó tuy là bệnh đơn giản nhưng lại có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm nặng hơn có thể dẫn đến tử vong mà cha mẹ không thể ngờ tới. Vì vậy nếu trẻ bị cảm lạnh gia đình nên có các biện pháp chăm sóc phù hợp. Vậy những biến chứng khi trẻ bị cảm lạnh biểu hiện thế nào, mời các mẹ cùng tham khảo thông tin dưới đây của mecuteo.vn nhé.

Triệu chứng thông thường của trẻ bị cảm lạnh là hắt hơi và sổ mũi. Chỉ một chút sơ sảy trong khâu chăm sóc, mẹ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong dịch nhầy tích tụ ở mũi và lồng ngực. Các vi khuẩn này vốn đã có sẵn trong mũi và họng, nhưng chỉ với số lượng rất nhỏ. Lợi dụng đợt cảm, chúng sinh sôi nảy nở liên tục suốt 7-10 ngày.

Mẹ có biết, trẻ thường bị cảm lạnh khoảng 8 lần/năm, nhất là khi thời tiết thay đổi? Để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, mẹ nên tham khảo những thông tin hữu ích sau để chăm sóc con tốt nhất.

Sau khoảng thời gian này, một là bệnh cảm tự hết, toàn bộ dịch nhầy chứa vi khuẩn bị tống ra ngoài; hai là vi khuẩn quá đông quá nguy hiểm, gây nhiễm trùng thứ phát. Bệnh từ đó xuất hiện ở xoang, lồng ngực hoặc tai. Điển hình nhất gồm 4 biến chứng sau:

bien chung benh cam lanh o tre em va cac dau hieu nhan biet 1

1. Trẻ bị cảm lạnh chuyển sang viêm tai

Hiện tượng ứ động dịch nhầy trong khoang tai giữa sau màng nhĩ làm trẻ bị ù tai và đau tai nhẹ. Nếu vi khuẩn tiếp tục phát triển, bệnh viêm tai trở nên trầm trọng làm trẻ đau tai nặng hơn. Khi bé bị cảm lạnh, mẹ nên chú ý đến tai của bé.

Nếu trẻ đau tai vừa phải, không liên tục, không bị ù, đó chưa phải là bệnh viêm tai. Trẻ dưới 1 tuổi không biết cách biểu lộ qua lời nói, mẹ nên để ý đến triệu chứng khác, chẳng hạn quấy khóc, biếng ăn, sốt, hay dùng tay rứt tai.

2. Nguy cơ bị viêm xoang do cảm lạnh

Khi vi khuẩn trong khoang xoang gần mũi sinh sôi đủ để gây nhiễm trùng, đó là khi cảm lạnh chuyển sang viêm xoang. Mẹ có thể phát hiện bệnh dựa trên các dấu hiệu sau:

  • Bé chảy mũi xanh hơn 10 ngày.
  • Bé thường xuyên đau đầu, cảm giác đau hay tức mạnh sau và quanh mắt, ở trán hoặc má trên.
  • Mắt trẻ xuất hiện nhiều ghèn, đi kèm các triệu chứng vừa kể trên.
  • Trẻ bị sốt, mệt mỏi, uể oải, lười vận động, biếng ăn.
  • Mặt trẻ phù nề ở dưới mi mắt.
  • Phải dùng miệng để thở, ho có đờm, đau ngực, sốt hơn 5 ngày.

3. Viêm phế quản do cảm lạnh

Khi trẻ bị cảm lạnh do virus, ho có đờm có thể dẫn đến viêm phế quản khi có thêm những triệu chứng sau:

  • Sốt hơn 5 ngày.
  • Đau ngực khi ho.
  • Thở nhanh và rít.

4. Trẻ bị viêm phổi

Khi dịch nhầy tích tụ quá mức ở phổi, bệnh rất dễ tiến triển xấu thành viêm phổi. Mẹ có thể phát hiện bệnh dựa trên dấu hiệu sau:

  • Trẻ sốt trên 38 độ hơn 5 ngày.
  • Trẻ bị khó thở, hoặc thở nhanh và gắng sức, vai di chuyển theo nhịp thở.
  • Trẻ đau vùng nào đó trên ngực.
  • Tình trạng bệnh xấu đi đột ngột.

Hy vọng với bài viết biến chứng bệnh cảm lạnh ở trẻ em và các dấu hiệu nhận biết trên đây các bạn sẽ có cách chăm sóc trẻ phù hợp và nhanh chóng nhận ra dấu hiệu biến chứng của bệnh cảm lạnh khi trẻ mắc bệnh để có cách điều trị phù hợp nhất. Hãy luôn đồng hành ủng hộ cho mecuteo.vn để biết thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe gia đình nhé.

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , , , , ,
Scroll to Top