Các bước xử lý khi bé bị bỏng hiệu quả và những điều cần lưu ý

Khi bé bị bỏng nước sôi, hóa chất, điện giật… đều có những cách điều trị riêng nhưng tất cả các bậc cha mẹ đều phải nắm rõ các bước xử lý khi bé bị bỏng hiệu quả để có cách ứng phó sơ cứu kịp thời ngay sau khi trẻ bị bỏng. Việc thực hiện những bước sơ cứu chung khi trẻ bị bỏng sẽ giúp cho điều trị vết thương sau này nhanh chóng dễ lành hơn. Bên cạnh đó cũng có những lưu ý cần được các bậc cha mẹ nắm rõ để đảm bảo an toàn khi bé bị bỏng. Hãy cùng mecuteo.vn tham khảo những thông tin được cung cấp dưới đây nhé!

1. Những điều không nên làm khi bé bị bỏng

Ba mẹ không nên áp dụng những phương pháp sơ cứu vết thương không đúng như đắp bùn non, rửa vết thương bằng nước mắm, bôi kem đánh răng, v..v.. Những kiểu sơ cấp cứu này sẽ gây biếng chứng nặng nề cho vết thương, gây nhiễm trùng vết bỏng và khó điều trị.

2. Các bước sơ cấp cứu khi bé bị bỏng

  • Đưa ngay bé ra khỏi nguồn gây bỏng, an ủi động viên bé để tránh bé giãy giụa khiến vết bỏng lan nhanh.
  • Mở vòi nước chảy nhẹ, chầm chậm rửa sạch vết bỏng. Nước có thể làm dịu ngay vết bỏng, giúp da không bị phồng rộp.

cac buoc xu ly khi be bi bong hieu qua va nhung dieu can luu y 1

  • Nếu bé bị bỏng nhẹ và diện tích vết bỏng hẹp, trực tiếp rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước. Trong trường hợp vết bỏng bị phồng rộp, dùng gạc quấn nhẹ và không thoa bất cứ thứ gì lên vết bỏng. Vết bỏng nhẹ có thể được điều trị ngay tại nhà.
  • Nếu bé bị bỏng nặng, sâu và diện tích vết bỏng to, lan rộng trên da, điều đầu tiên cần làm là cắt bỏ quần áo của bé để lộ phần vết bỏng ra. Những vết bỏng khô và dính chặt quần áo với da thì không nên cố gắng lột bỏ. Ngâm người bé vào nước lạnh hoặc dùng khăn ướt đắp ngay lên vết bỏng để làm dịu da.
  • Nếu bé bị bỏng hoá chất, khi rửa vết thương cần chú ý để tránh cho nước làm hoá chất lan rộng ra phần da khác. Sau khi đã làm mát vết bỏng, đắp hở một miếng gạc lên vết bỏng để tránh vết bỏng bị nhiễm trùng.

cac buoc xu ly khi be bi bong hieu qua va nhung dieu can luu y 2

3. Các trường hợp cần lưu ý khi bị bỏng

  • Nếu bé bị bỏng lửa thì không để bé chạy ra ngoài vì dễ làm ngọn lửa bùng to hơn. Cần ngay lập tức dùng nước hoặc tấm chăn lớn dập lửa trên người bé.
  • Nếu bé bị bỏng do điện giật, diện tích vết bỏng khá nhỏ nhưng độ bỏng sâu.
  • Các trường hợp bỏng nặng, bỏng sâu, diện tích bỏng lan rộng,… phải đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra ngay sau khi được sơ cấp cứu.

Nếu cha mẹ biết cách thực hiện các bước xử lý khi trẻ bị bỏng hiệu quả kịp thời và nắm được những điều cần lưu ý khi trẻ bị bỏng thì có thể coi là mức độ nguy hiểm cho trẻ được giảm đi rất nhiều. Hãy luôn là những người cha người mẹ thông minh trong cách chăm sóc bảo vệ con cái. Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng mecuteo.vn để biết thêm nhiều thông tin sức khỏe nhé!

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , ,
Scroll to Top