Hướng dẫn sơ cứu vết thương cho bé đúng cách kịp thời nhất

Trẻ nhỏ rất hiếu động vì vậy trong cuộc sống hàng ngày thật khó để tránh khỏi những va đập té ngã dẫn đến các vết thương từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Trong những trường hợp này cha mẹ là những người cần sáng suốt nhất để ứng phó xử lý kịp thời sơ cứu vết thương cho bé đúng cách trước khi đưa đến bác sĩ nếu vết thương nghiêm trọng. Dưới đây mecuteo.vn sẽ hướng dẫn sơ cứu vết thương cho bé đúng cách kịp thời nhất, hãy cùng tham khảo để có thêm kinh nghiệm chăm sóc con cái an toàn tốt nhất nhé!

Cách sơ cấp cứu khi bé bị thương chảy máu

Nếu vết thương chảy máu, bạn cần dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch đắp trực tiếp lên vết thương cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu 10 phút sau khi sơ cấp cứu vẫn không cầm máu được, phải đưa bé đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Bạn nhớ phải rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi sơ cấp cứu vết thương cho bé để tránh nhiễm trùng nhé.

Khi máu đã ngừng chảy, kiểm tra xem có mẩu thủy tinh, đất cát hoặc dị vật khác trong vết thương hay không. Nếu có, bạn thử rửa trôi chúng dưới vòi nước lạnh. Nếu không thể rửa trôi, thử dùng nhíp cẩn thận gắp ra.

huong dan so cuu vet thuong cho be dung cach kip thoi nhat 1

Sau đó, bạn nhẹ nhàng rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước ấm rồi cẩn thận thấm khô. Nếu bé không chịu ngồi yên, bạn có thể giả vờ như là đưa bé đi tắm để làm sạch vết thương. Bạn cũng không nên thổi vào vết thương mặc dù việc này có thể khiến bé cảm thấy đỡ hơn vì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.

Bôi thuốc sát trùng cho bé

Bạn có thể bôi các loại thuốc sát trùng như Polysporin hoặc Bacitracin sau khi rửa sạch và làm khô vết thương sẽ giảm được nguy cơ viêm nhiễm. Lưu ý không dùng rượu thuốc, i-ốt, ôxy già, hoặc thuốc đỏ để sơ cấp cứu vết thương vì chúng không những khiến bé đau hơn mà còn làm chậm quá trình lành vết thương.

Băng vết cắt hoặc vết trầy xước của bé

Các vết cắt và vết trầy nhỏ sẽ nhanh lành hơn nếu được thoáng khí. Vì vậy, nếu vết thương không nằm ở nơi có thể bị dính bẩn hoặc tiếp xúc với quần áo, bạn có thể không cần băng bó sau khi đã sơ cấp cứu.
Với các vết cắt và vết xước sâu hơn, bạn có thể dùng băng cá nhân. Nhớ chỉ băng khi da đã sạch và khô.

Nếu là vết cắt, bạn cần dán miếng băng sao cho hai mép da được kéo lại gần nhau. Tuy nhiên, đừng để miếng băng dính quá chặt gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.

Bạn nên đổi băng dính hàng ngày hoặc bất cứ khi nào băng bị ướt và kiểm tra xem vết thương hồi phục như thế nào. Nếu vết thương hở miệng hoặc không có chuyển biến tốt, bạn nên thay băng cho bé.

Khi vết thương đã đóng vảy hoặc liền da, không cần tiếp tục băng. Tuy nhiên, nếu bé hay táy máy tìm cách gỡ vảy vết thương, nên tiếp tục băng cho bé.

Vào buổi tối, nếu vết thương nghiêm trọng hoặc bé hay táy máy với vết thương, bạn nên băng lại, còn không bạn nên gỡ băng ra cho vết thương mau khô.

huong dan so cuu vet thuong cho be dung cach kip thoi nhat 2

Giảm đau cho bé

Bạn có thể cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho trẻ em theo đúng hướng dẫn về liều lượng trên bao bì. Đừng bao giờ cho bé uống aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm với trẻ nhỏ.

Trường hợp đưa bé đến bác sĩ

Nếu bạn không thể giúp bé cầm máu trong 10 phút, hoặc vết thương sâu cần được khâu lại, hoặc trong vết thương có các dị vật mà bạn không thể lấy ra, nên đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Đặc biệt, các vết thương trên mặt bé cần có bác sĩ kiểm tra vì chúng có thể để lại sẹo. Trong trường hợp bé bị động vật hoặc một đứa trẻ khác cắn và gây ra vết thương hở, nên đưa bé đi khám vì có thể bé cần được điều trị đặc biệt. Với các vết thương sâu hoặc vết cắt do các vật bẩn gây ra, bé có thể cần được tiêm phòng uốn ván.

Nhớ luôn theo dõi tình hình vết thương dù bạn có đưa bé đến bác sĩ hay không. Nếu vết thương có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào như: sưng đỏ, tạo mủ, rỉ nước, nóng ran, nên để bác sĩ kiểm tra vì có thể phải dùng đến kháng sinh để điều trị nhiễm trùng cho bé.

Trường hợp cần phải khâu vết thương

Các vết cắt sâu và hở, hoặc mép vết thương lồi lõm, hoặc vết thương nằm ở khu vực thường xuyên co duỗi khi vận động như bàn tay và các ngón tay có thể cần phải khâu lại.

Để đạt kết quả tốt nhất, nên khâu vết thương trong vòng tám giờ kể từ khi bị thương. Nếu có thể sớm hơn càng tốt vì sẽ tránh được tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng và gây sẹo. Bạn nên đưa bé đến bác sĩ nếu vết thương có bất kỳ biểu hiện nào khiến bạn lo lắng.

Nắm rõ hướng dẫn sơ cứu vết thương cho bé đúng cách kịp thời nhất trên đây các bậc phụ huynh sẽ biết nên làm những gì đúng nhất khi con yêu không may bị thương. Sơ cứu vết thương đúng cách sẽ góp phần làm giảm những ảnh hưởng sau này do vết thương gây ra cho bé. Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc bé yêu phát triển khỏe mạnh và đừng quên đồng hành cùng mecuteo.vn để biết thêm nhiều thông tin nhé!

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , , ,
Scroll to Top