Làm thế nào giúp trẻ sơ sinh ngủ ngoan ăn ngon phát triển toàn diện?

Làm thế nào giúp trẻ sơ sinh ngủ ngoan ăn ngon phát triển toàn diện? là câu hỏi của đa số các bậc phụ huynh khi đang chăm sóc con nhỏ. Hoạt động chính của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là ăn và ngủ nhưng các cũng phải biết chăm sóc cho trẻ đúng cách thì trẻ mới có thể ăn ngon ngủ ngoan ngày càng lớn lên khỏe mạnh. Vậy làm cách nào để có thể chăm sóc trẻ tốt nhất ăn ngon ngủ ngoan? Hãy cùng mecuteo.vn tham khảo các chia sẻ kinh nghiệm dưới đây để có thêm thông tin nuôi dưỡng chăm sóc con cái một cách tốt nhất.

Nguyên tắc chung chăm sóc trẻ

Ngủ là thứ không thể ép được vì nó thuộc về trạng thái tâm lý. Tất cả mẹ có thể làm cho con là cho con điều kiện thôi: phòng, giường, PHƯƠNG PHÁP TỰ NGỦ.

  • Một điều mà ít mẹ ở Việt Nam hiểu được là ăn và ngủ rất liên quan đến nhau. CHo ăn liền sát giờ nhau quá, thì là ăn vặt, ăn vặt thì nhanh đói (và không bao giờ no), đói thì lại ngủ không ngon giấc thành NGỦ VẶT. Ngủ vặt thì mệt và không có khẩu vị và sức để ăn nhiều, đâm ra ăn ít. Ăn ít thì lại thành ăn vặt. Và đây là vòng tròn số 1.
  • Vòng tròn số 2: có những bé KHÔNG CÓ nhu cầu ăn đêm nữa, nhưng bố mẹ thấy con dậy vẫn cho. Ăn đêm thì sáng không đói lắm. Không đói lắm thì ăn ít, ăn vặt. Ăn vặt thì lại ngủ vặt. Ngủ vặt không đủ giấc mệt thì đêm không chuyển giấc nổi lại dậy. Dậy lại được ăn.

Giấc ngủ là tiền đề quan trọng cho con phát triển trí não, thể chất và tinh thần. Một giấc ngủ đêm liền mạch và dài còn quí hơn mấy bữa sữa đầy. Có bé ăn ít ngủ nhiều vẫn có thể lớn nhanh và trưởng thành vượt bậc vể mặt suy nghĩ. Để giúp bé ngủ giấc đêm dài thì ban ngay bé cần NGỦ ĐỦ.

Sleep begets sleep: nghĩa là trẻ ban ngày ngủ đủ thì đêm dễ chấp nhận giấc ngủ, ngủ dài, ngủ sâu và ngủ liền mạch hơn.

lam the nao de tre an ngon mieng ngu ngoan giac phat trien toan dien 1

Về cơ bản mẹ cần hiểu như sau:

1. Hai việc ăn và ngủ có liên quan mật thiết với nhau. Bé ăn được sẽ ngủ ngon được và ngược lại bé ngủ dài giấc thì sẽ ăn ngon nên phải làm 2 cái này đồng thời.

2. Việc ngủ ban ngày và ban đêm có liên quan tới nhau. Bé ngủ ban ngày ngon đủ giấc sẽ làm tiền đề để ban đêm bé ngủ ngon và sâu giấc. Nếu bé dạy sớm hơn so với quy định thì bạn phải cho con ngủ sớm hơn nữa để giờ dạy của bé đúng giờ.

3. Ăn cần theo giờ, để bé ăn và ngủ đúng bữa. Có thế bé mới thấy đói để ăn nhiều và thấy ngon. Bé ăn no sẽ chơi ngoan và ngủ ngoan.

Giải đáp thắc mắc giúp bé ăn ngon ngủ ngoan

1. Một số thuật ngữ bạn hay gặp như sau:

  • CIO: Cry it out: Mặc kệ cho khóc
  • CIO with checks: Mặc kệ khóc nhưng mẹ có tác động như vỗ mông hoặc xoa lưng cho ngủ lại.
  • Feber: Đây là phương pháp rèn bé tự ngủ trong 7 ngày
  • 2-3-4: Đây là thời gian biểu dành cho các bé từ 6-8 tháng chi tiết như sau: Ngủ dậy. Ăn. Chơi cho đủ 2h. Ngủ 2h. Dậy vừa xinh 4h sẽ được ăn. Thức chơi tiếp cho đủ 3h. Ngủ 1,5h. Dậy. Ăn ngay vừa đủ 4,5h. Thức tiếp 4h rồi ăn lần 4. Ngủ giấc đêm đến sáng hôm sau.
  • White noise: Tiếng ồn trắng kiểu như tiếng suối chảy, tiếng ti vi mở… giúp bé dễ đi vào giấc ngủ, có thể down trên mạng.
  • Nap: Giấc ngủ ngắn ban ngày
  •  WW (viết tắt của wonder week): Tuần khủng hoảng, trong những thời điểm như vậy bé thường khó ăn khó ngủ khó nuôi do bé ưu tiên phát triển não bộ mà lơ là thể chất.

2. Thời gian bé ngủ đủ là bao nhiêu?

  • Bé dưới 2 tháng : 4+ nap (Giấc ngủ ngắn ban ngày)
  • Bé 3-4 tháng: 3-4 nap
  • Bé 5-8 tháng: 2-3 nap, tổng thời gian ngủ ngày không vượt quá 3.25 giờ.
  • Bé 9-10-11 tháng: 2 nap
  • Bé 12-14 tháng: 1-2 nap
  • Bé 15 tháng-24 tháng: 1 nap

lam the nao de tre an ngon mieng ngu ngoan giac phat trien toan dien 2

3. Bé hiện đang ăn đêm, khi nào thì nên cắt ăn đêm của bé?

Khi bé trên 4 tháng và trên 6 kg.

4. Các cách cai ti đêm?

Có 3 cách:

  • Cách 1: WAKE TO SLEEP. Tức là đặt chuông đồng hồ khoảng 30′ trước cái giờ bình thường nó hay dậy, sờ sờ má, thấy nó đang ngủ say tự nhiên nó thở dài phượt một cái hoặc trở mình là ok. Cách nayd để di chuyển chu kỳ ngủ của em ý. Làm 3 ngày giờ này, sau đó tiếp tục sớm lên 30′ những ngày sau đến bao giờ bạn ý không thức nữa thì thôi.
  • Cách 2: chờ đến thời điềm gần giơ em ý dậy, thấy em ý có triệu chứng muốn dậy, mẹ vỗ mông (vai) 20-30′ cho em ngủ sang chu kỳ mới thì mẹ mới đi ngủ tiếp.
  • Cách 3: CRY IT OUT. 3 hôm là khỏi!

5. Em muốn tập bé tự ngủ. làm thế nào hả chị? Em rất sợ con em khóc, làm thế nào?

Có 3 phương pháp dạy ngủ: Cry-it-out, cry-it-out with checks, no tears.

Bạn search nghiên cứu lựa chọn cách nào phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh gia đình

6. Cho em lịch ăn của bé? Với bé ở mấy tháng nên giãn cữ thế nào?

  • Dưới 4 tháng: 5-8 bữa sữa.
  • 4-6 tháng: 4-5 bữa sữa. Em nào trên 6kg thì 4 bữa sữa. Có thể có mẹ cho ăn dăm nhưng ăn ngay sau sữa, 1 lần và 2 thứ gộp thành 1 bữa
  • 6-9 tháng: 4 bữa cả dặm cả sữa, trong đó 1 suất ăn dặm gộp với 1 Bình sữa thành 1 bữa. Ăn dặm sau ăn sữa trước.
  • 9-14 tháng: 3 Bình sữa + 1 bữa ăn dặm hoàn chỉnh với 4 nhóm thực phẩm quay vòng tròn theo ngày hoặc ăn luân phiên thành những phần nhỏ trong bữa. Gồm cả ăn lót dạ, ăn chính, ăn tráng miệng. Bữa này là bữa trưa. Sau Bình sữa tối có thể cho em ngồi cùng gia đình nhưng ko nhất thiết phải ăn quá nhiều!

7. Nguyên tắc tập bú bình, tập ti khi thức?

Cho nó đói, đói tức khắc sẽ ăn. Giãn giờ, đến bữa lôi ra mời, ko ăn chờ cữ sau.

8. Nên bắt đầu giãn cữ, cắt ti đêm hay rèn tự ngủ trước hả chị?

Làm đồng thời, còn đâu tùy các mẹ. Thông thường mọi người hay giãn cữ trước từ từ 15’ cho bé quen dần.

9. Khi nào thì nên giãn cữ?

Nếu bé đang ăn 120cc chuyển xuống còn 60-90 cc thì mới cần thay đổi. Chứ nếu bé bình thường, ăn tốt, bé vui mẹ vui thì không nên dãn cữ làm gì.

Ăn và ngủ là hai nhu cầu thiết yếu của trẻ cần được đáp ứng, ăn được ngủ được bé sẽ nhanh chóng phát triển khỏe mạnh. Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng ngủ ngoan giấc phát triển toàn diện của các bậc phụ huynh. Chúc bé yêu luôn phát triển khỏe mạnh. Hãy luôn đồng hành và ủng hộ mecuteo.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe cả nhà. 

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , ,
Scroll to Top