Những dấu hiệu trẻ bị còi xương cha mẹ nên biết

Những dấu hiệu trẻ bị còi xương cha mẹ nên biết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ nhìn nhận đúng đắn tình trạng của con mình để có biện pháp điều trị thích hợp cho trẻ tại nhà hay đưa trẻ đi khám. Còi xương là do trẻ thiếu vitamin D và calci (canxi), do đó, nếu nghi ngờ chế độ dinh dưỡng không đủ lượng dưỡng chất, hay trẻ không thích những thực phẩm chứa những vitamin và khoáng chất đó, cha mẹ nên chú ý kiểm tra tình trạng của con mình nhé. Dưới đây là những dấu hiệu mà mecuteo.vn sưu tầm được, cha mẹ hãy tham khảo nhé.

Biểu hiện trẻ đã bị còi xương ở giai đoạn đầu mức độ nhẹ

  • Giai đoạn này thường khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của trẻ và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Nếu bạn thấy bé có những biểu hiện như ngủ không ngon, hay giật mình, đổ mồ hôi nhiều, tóc rụng, thì nên chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận hơn.
  • Nếu thấy bé mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng trẻ bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra lượng canxi của trẻ. Nếu trẻ không bị thiếu canxi thì nhiều khả năng bị thiếu phốt pho.

Dấu hiệu trẻ bị còi xương giai đoạn nặng cần phải điều trị gấp

  • Tình trạng còi xương nặng cũng có thể xuất hiện trong thời điểm 6 tháng đầu đời. Bạn cần chú ý nếu thấy bé hoạt động kém hơn bình thường, chân tay uể oải, chân có dáng vòng kiềng, những mảng hói lớn trên da đầu của bé..
  • Ở giai đoạn bệnh trở nặng, bạn sẽ thấy xương của bé mềm đến mức khi chạm vào có cảm giác như bé không có xương. Hình dáng đầu của bé cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn. Phần xương ở cổ tay và ngón tay có xu hướng nhô hẳn lên.

nhung dau hieu cho biet tre bi coi xuong cha me can luu y 1

  • Trẻ bị còi xương có thể làm thay đổi khung xương chậu và trở thành dấu hiệu nghiêm trọng trong quá trình phát triển của các bé gái.

Những biểu hiện khác về bệnh còi xương cha mẹ nên biết

  • Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.
  • Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.
  • Răng mọc chậm, trương lực cơ nhão, táo bón.
  • Trong trường hợp còi xương cấp tính: bé có thể bị co giật do hạ canxi máu.
  • Các cơ nhão làm trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không kịp thời điều trị sẽ để lại di chứng ở hệ xương như: Lồng ngực biến dạng, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng (chữ O) hoặc chân chữ bát (chữ X)… Các biến dạng của xương làm giảm chiều cao của trẻ, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ sau này đối với bé gái.

Còi xương là bệnh mà nhiều trẻ em Việt Nam mắc phải, do vậy cha mẹ nên quan tâm chú ý đến con mình để phát hiện kịp thời điều trị, giúp trẻ phát triển tốt. Những dấu hiệu cho biết trẻ bị còi xương cha mẹ cần lưu ý trên đây của mecuteo.vn là những gợi ý mà các bậc cha mẹ nên tham khảo.

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , ,
Scroll to Top