Phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho bé tuyệt đối hiệu quả ngay tại nhà

Viêm mũi dị ứng hiện nay đang gia tăng số lượng các bé nhỏ mắc phải có thể do môi trường ngày càng ô nhiễm hay cũng có thể do chính những nguyên nhân trong ngôi nhà của bạn. Việc phòng ngừa ngăn chặn và điều trị kịp thời viêm mũi dị ứng cho bé là việc làm mà tất cả các mẹ đều phải biết. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho bé tuyệt đối hiệu quả tại nhà ngăn chặn mọi tác nhân ảnh hướng đến bé. Hãy cùng mecuteo.vn tham khảo những thông tin dưới đây để có thêm kinh nghiệm nhé!

1. Đối với bụi ve

Bụi ve thường có ở vải, thảm và các ngóc ngách trong nhà như phòng ngủ, nên áp dụng các phương pháp bên dưới để giảm thiểu khả năng dị ứng với bụi ve:

  • Bọc nệm của con bằng loại vải thoáng khí, không nhàu nát. Tránh các loại chăn lông hay chăn bông.
  • Giặt giũ ra giường, chăn mền mỗi tuần bằng nước nóng để diệt bụi ve.
  • Tránh chất đống thú bông trong phòng, thường xuyên giặt những thú bông bé yêu thích.
  • Hút bụi mỗi tuần nhưng cần đảm bảo bé không ở trong phòng vì máy hút bụi sẽ khuấy động bụi ve.
  • Mẹ nên lau nhà bằng khăn ướt để ngăn chặn điều này.
  • Nếu bé bị dị ứng nghiêm trọng, nên thay thế thảm bằng sàn gỗ cứng và mịn hoặc dùng nhựa vinyl.
  • Làm sạch hoặc thay thế các bộ lọc máy lạnh hàng tháng.

phong ngua viem mui di ung cho be tuyet doi hieu qua ngay tai nha 1

2. Đối với lông vật nuôi

Nếu bé bị dị ứng với vật cưng trong nhà, thật khó để ba mẹ quyết định tách rời chúng khỏi bé yêu. Vì vậy, xem đó là phương sách cuối cùng nếu tình hình không được cải thiện.

Ba mẹ cần tắm rửa vật nuôi thường xuyên và dùng loại dầu tắm giảm rụng lông có bày bán tại siêu thị hoặc trạm thú y. Đồng thời, không nên cho chúng ở trong phòng bé.

3. Đối với phấn hoa

Cố gắng giữ con trong nhà và đóng cửa sổ trong mùa phấn hoa, đặc biệt là vào những ngày nhiều gió.
Tắm và gội đầu cho bé để loại bỏ chất gây dị ứng trong không khí. Nên làm khô quần áo bằng máy sấy chứ không phải trên dây phơi.

4. Đối với nấm mốc

Nấm mốc thường được tìm thấy trong tủ quần áo, gác xép, hầm, tủ lạnh, phòng tắm, thùng rác và dưới thảm. Ngay cả một cây thông Giáng sinh giả cũng có thể là nơi nuôi dưỡng nấm mốc.
Làm sạch phòng tắm thường xuyên bằng các chất tẩy rửa và lắp đặt hệ thống thông gió.

5. Dùng thuốc khi bé bị dị ứng

Mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc. Bác sĩ có thể viết đơn thuốc có kháng histamine hoặc thuốc xịt mũi steroid. Nhiều loại thuốc dị ứng có khả năng gây ra tác dụng phụ và không được dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

6. Tiêm phòng thuốc dị ứng

Bé có thể được tiêm chích ngừa dị ứng (liệu pháp miễn dịch), nhưng thường không áp dụng cho đến khi bé được 4-6 tuổi. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tiêm thuốc sớm hơn độ tuổi trên nếu bé bị suyễn nặng.

Mũi chích dị ứng thường thực hiện như sau: bé sẽ được tiêm hàng tuần trong khoảng 4-6 tháng khi bé được tiếp xúc đủ với chất gây dị ứng, để luyện cho cơ thể bé khả năng chịu đựng tốt nhất. Tiếp theo, bé sẽ tiếp tục tiêm thuốc 1 đến 2 lần mỗi tháng trong 4-6 tháng tiếp, sau đó là tiêm mỗi tháng một lần trong vòng một năm. Sau đó, nếu bác sĩ đánh giá vẫn cần phải tiêm thêm, bé sẽ tiếp tục tiêm trong vài năm nữa.

Với cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho bé tuyệt đối hiệu quả tại nhà trên đây sẽ có thể góp phần rất lớn vào việc bảo vệ sức khỏe cho bé luôn khỏe mạnh. Nếu bé đã có dấu hiệu mắc bệnh thì cần điều trị ngay kịp thời. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng mecuteo.vn để biết thêm nhiều thông tin sức khỏe cho cả nhà nhé!

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , , ,
Scroll to Top