Các giai đoạn của quá trình chuyển dạ phụ nữ mang thai lần đầu nên biết

Các giai đoạn của quá trình chuyển dạ phụ nữ mang thai lần đầu nên biết của mecuteo.vn giới thiệu dưới đây sẽ khái quát cho các mẹ hiểu về “cuộc chiến sinh con” này. Sau chín tháng mang thai, mẹ bầu bước vào giai đoạn tiền sinh và chuyển dạ có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Với những mẹ bầu đang chờ đến phút giây lâm bồn để đón con yêu ra đời lần đầu tiên, có thể chưa biết về chuyển dạ. Đây sẽ là kiến thức bổ ích, mẹ bầu hãy tham khảo nhé.

Thời gian chuyển dạ diễn ra trong bao lâu

Với những ai mới làm mẹ lần đầu, thời gian chuyển dạ có thể kéo dài trung bình 15 giờ, nhưng nhiều trường hợp phải mất đến 20 giờ.

Với những phụ nữ đã từng sinh thường trước đây, trung bình mất khoảng 8 giờ.

Các giai đoạn của quá trình chuyển dạ

Giai đoạn đầu: Những cơn co thắt giúp cổ tử cung nở ra

Biểu hiện của giai đoạn này là bạn bắt đầu có những cơn co thắt, cổ tử cung nở từ từ cho đến khi cổ tử cung hoàn toàn giãn ra.

Giai đoạn này được chia thành 2 thời kỳ: thời kỳ chuyển dạ sớm và thời kỳ chuyển dạ tích cực.

Khó xác định được chính xác khi nào sự chuyển dạ sớm bắt đầu. Bởi vì những cơn co thắt khi chuyển dạ sớm thường khó phân biệt được với những cơn gò Braxton Hicks mà bạn vẫn cảm thấy trong ba tháng cuối thai kỳ.

Trong thời kỳ chuyển dạ sớm, trừ khi có biến chứng hoặc do bác sĩ yêu cầu, nếu không bạn có thể nằm nghỉ ở nhà. Tuy nhiên bạn cũng cần có bác sĩ kiểm tra để bảo đảm.

Thời kỳ chuyển dạ sớm kết thúc khi cổ tử cung của bạn giãn khoảng 4cm và sự chuyển dạ bắt đầu tăng tốc. Lúc này, bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực với những cơn co thắt thường xuyên hơn, lâu hơn và mạnh mẽ hơn.

Khi cổ tử cung đã giãn được 8-10cm nghĩa là bạn đã ở cuối thời kỳ chuyển dạ tích cực. Đây được gọi là kỳ chuyển tiếp vì nó đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn chuyển dạ thứ 2. Lúc này bạn sẽ nhận thấy những cơn co thắt khá mạnh, đến liên tục sau mỗi vài ba phút và kéo dài một phút hoặc hơn.

Giai đoạn 2: Rặn đẻ

Một khi cổ tử cung đã hoàn toàn giãn nở, giai đoạn chuyển dạ thứ 2 bắt đầu và cũng là thử thách cuối cùng trước khi bé được sinh ra. Đây là giai đoạn “rặn đẻ”, có thể kéo dài nhiều tiếng (thường sẽ nhanh hơn nếu trước đây bạn đã từng sinh thường).

cac giai doan cua qua trinh chuyen da phu nu mang thai lan dau nen biet 1

Đầu của bé sẽ tiếp tục được đẩy dần ra theo mỗi đợt rặn cho tới khi đầu bé chuẩn bị lọt ra ngoài – đó là khi bác sĩ đỡ đẻ có thể nhìn thấy phần rộng nhất của đầu em bé. Sau khi đầu của bé thoát ra, bác sĩ sẽ hút miệng và mũi bé và tìm dây rốn quanh cổ bé. Đầu bé sẽ quay sang một bên trong khi vai bé xoay bên trong xương chậu của mẹ để tìm vị trí chui ra.

Những đợt rặn tiếp theo sẽ đẩy vai bé ra, sau đó là cả thân người bé. Bạn có thể cảm thấy rất nhiều cảm xúc: sảng khoái, sợ hãi, tự hào, hoài nghi, phấn khích… và tất nhiên, nhẹ nhõm vì mọi chuyện đã xong. Trong khi nhiều sản phụ cảm thấy kiệt sức, một số sản phụ khác lại cảm thấy bùng nổ năng lượng và không hề buồn ngủ.

Giai đoạn 3: Em bé đã lọt qua khỏi khung xương chậu

Giai đoạn cuối cùng của cả quá trình chuyển dạ được tính từ lúc bé được sinh ra cho đến khi nhau thai được cắt. Các cơn co thắt ở sản phụ trong giai đoạn này thường tương đối nhẹ.

Các giai đoạn của quá trình chuyển dạ phụ nữ mang thai lần đầu nên biết trên đây tổng hợp lại đầy đủ những điều mà mẹ bầu phải trải qua trong một ca sinh thường, không cần đến các dụng cụ hỗ trợ. Nếu chuẩn bị sinh thường, mẹ bầu nên tham khảo kỹ bài viết này của mecuteo.vn chúng tôi nhé.

Bạn xem chưa?

Có thể bạn quan tâm!

Tags: , , , ,
Scroll to Top